Bể hiếu khí Aerotank là loại bể được dùng phổ biến trong việc xử lý các loại nước thải hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được khái niệm bể Aerotank là gì? Những thông số vận hành bể Aerotank, ưu nhược điểm, những sự cố có thể xảy ra cũng như nguyên lý làm việc của bể Aerotank như thế nào?
Xem thêm: Thuốc thông bồn cầu mua ở đâu cách dùng như thế nào
Bể Aerotank là gì?
Bể Aerotank là loại bể xử lý sinh học hiếu khí. Loại bể này hoạt động nhờ các vi sinh vật có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ trong nước thải.

Các vi sinh vật trong bể Aeroten phân hủy các chất hữu cơ bằng cách các các chất thải để làm chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển. Do đó, nếu các vi sinh vật này càng phát triển thì nồng độ chất thải sẽ càng giảm xuống.
Chính vì vậy, để đảm bảo duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh hữu ích này, người ta thường cung cấp khí cho bể Aerotank bằng máy sục khí, máy thổi khí,…
Cấu tạo của bể Aerotank:
Bể Aerotank có cấu tạo khá là đơn giản, bể lọc sinh học hiếu khí Aerotank là một hình chữ nhật hoặc hình tròn và được bố trí bên trong bể những hệ thống để có thể phân phối khí đi khắp bể, những hệ thống chính gồm có đĩa thổi khí và ống phân phối khí. Hệ thống này nhằm tăng cường hệ thống điều hòa khí tại bể và tăng cường được nhiều lượng oxy hòa tan trong bể, cung cấp nguồn oxy cần thiết để nuôi sống được những vi sinh hữu ích trong bể.

Dù bạn muốn xây dựng mô hình bể Aerotank theo hướng nào đi chăng nữa thì cấu tạo của bể Aeroten cũng phải đảm bảo đáp ứng được 3 điều kiện quan trọng sau đây:
- Giữ được lượng bùn lớn
- Tạo điều kiện để vi sinh vật luôn sinh trưởng và phát triển tốt
- Đảm bảo liều lượng oxi cần thiết để cung cấp cho các vi sinh vật
Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu này thì khi tính toán bể Aerotank bạn cần chú ý chiều cao tối thiểu của chúng phải đạt từ 2,5m. Với chiều cao này thì khi sục khí vào bên trong mới kịp hòa tan trong nước, nếu bể quá thấp thì sẽ bị bùng lên và không có oxi hòa tan như mong muốn.
Với những bể có diện tích nhỏ thì bên trong bể cần được bố trí thêm giá thể vi sinh để hỗ trợ tích cực cho sự sinh trưởng của các vi sinh.
Phân loại bể Aerotank:
Để phân loại hết được bể Aerotank thì có khá nhiều, với những tính cách hoạt động khác nhau. Vì thế,hutbephotkhoan.com sẽ chỉ tổng hợp lại cho bạn những loại Bể lọc khí Aerotank mà chúng tôi biết, và đa dạng.
- Loại truyền thống.
- Bể loại trọng tải cao nhiều bậc.
- Có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định.
- Bể aerotank loại không khí kéo dài.
Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank:
Về cơ bản, sẽ được chia ra thành 3 nguyên lý. Cùng xem 3 nguyên lý đó là gì nào?
Nguyên lý 1: là quá trình oxy hóa chất hữu cơ.
Ở trong giai đoạn này, bùn hoạt tính sẽ sinh sôi, và phát triển khá nhanh chóng. Nhưng tốc độ oxy hóa càng cao, thì lượng tiêu thụ Oxy cũng càng cao. Vì thế, thời điểm này, lượng dinh dưỡng đến từ chất thải rất cao. Đồng nghĩa với việc phát triển của vi sinh cũng rất cao.
Có thể diễn giải bằng phương trình hóa học sau:
( CxHwOz + NH3 + O2 – Enizyme => CO2 + H2O + C5H7NO2 + H )
Nguyên lý 2: Đây là quá trình tổng hợp tế bào mới.
Ở bước này, những vi sinh đã phát triển ổn định hơn. Và mức tiêu thụ oxy cũng không chêch lệch quá lớn. Tại đây, chất thải hữu cơ được xử lý nhanh và hiệu quả nhất. Bùn hoạt tính cũng đạt đến mức cao nhất.
PTHH:
( CxHwOz + NH3 + O2 – Enizyme => CO2 + H2O + C5H7NO2 + H )
Nguyên lý 3: Quá trình phân hủy nội bào.
Trong giai đoạn 3 này thì mức độ tiêu thụ khí oxy lại tăng lên rất cao. Và theo nguyên lý vận hành của bể aerotank. Thì đây sẽ là giai đoạn Nitrat hóa các muối Amoni. Ngay sau khi quá trình này kết thúc, thì lượng tiêu thụ Oxy lại giảm xuống.
Thì lúc giai đoạn này diễn sẽ là gai đoạn, nitrat hóa các muối Amoni. Ngay sau khi giai đoạn này kết thúc thì lượng tiêu thụ lượng Oxy lại giảm xuống.
PTTH:
( C5H7NO2 + 5O2 – Enizyme => 5CO2 + 2H2O + NH3 + H )
Ưu và nhược điểm của bể Aerotank:
Ưu điểm của bể Aerotank:
Bể hiếu khí Aerotank có thể loại bỏ các chất hữu cơ một cách hiệu quả giúp giảm thiểu mùi hôi thối cũng như sự ô nhiễm của nước thải, chất thải. Quá trình xử lý nước thải bằng bể Aeroten giúp loại bỏ phốt pho sin hoặc, loại bỏ nhiều mầm bệnh trong nước thải nông nghiệp để tạo nên dòng nước an toàn cho môi trường.

Không chỉ vậy, ưu điểm của bể Aerotank còn là có thể ổn định được lượng bùn, có thể loại bỏ được khoảng 97% chất rắn lơ lửng.
Với những hiệu quả xử lý của bể Aerotank trên đây thì bể sinh học hiếu khí Aerotank hiện nay đã trở thành phương pháp xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất trên thị trường.
Nhược điểm của bể Aerotank:
Để vận hành bể Aerotank thì đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vì chúng đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp 1 trong những trạm xử lý gặp sự cố thì nước thải sau xử lý vẫn ảnh hưởng tới môi trường, mang tính độc hại cao. Quá trình này không loại bỏ màu của chất thải công nghiệp, thậm chí còn làm tăng màu sắc của chúng.
Là bể hiếu khí nên sẽ gây tổn thất năng lượng cung cấp cho khí. Lượng bùn tích tụ của bể sinh học hiếu khí dẫn tới tình trạng giảm khả năng lưu trữ của đầm/ ao. Ngoài ra, loại bể này cũng không loại bỏ được các chất dinh dưỡng.
Hướng dẫn cách vận hành bể Aerotank:
Trước tiên để bể Aerotank hoạt động và vận hành bình thường, thì trong thời gian đưa bể vào hoạt động chúng ta cần phải tạo ra lương bùn hoạt tính đạt tới khối lượng và chất lượng yêu cầu.
Trong đó, thời gian tạo bùn hoạt tính trong bể hiếu khí kéo dài từ 1 – 2 tháng cho đến khi chỉ số bùn trong bình imhoff là 200-300ml/L. Nếu sử dụng bùn sinh khối có sẵn thì thời gian rút ngắn xuống còn 2 – 4 tuần.

Đến khi vân hành hệ thống xử lý nước thải thì bạn cần quan tâm các thông số sau:
Yêu cầu chung của hệ thống bùn hoạt tính thông khí là hàm lượng SS đầu vào bể không vượt quá 150mg/l, pH luôn kiểm soát trong ngưỡng 6,5-9 nhiệt độ từ 6 – 30 độ, nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí DO >=2mg/l.
Kiểm soát các chất độc, các chất khử trừng có trong nước thải.
Các yếu tố về bùn, vi sinh như lưu lượng bùn tuần hoàn, lượng bùn thải, hàm lượng bùn, vi sinh cần bổ sung, kiểm soát hàm lượng MLSS và F/M.
Hàm lượng MLSS trong bể Aerotank có giá trị trong khoảng 1000 – 10000mg/l, Thông số này cần được theo dõi trên cơ sở hàng ngày. Là yếu tố cần thiết để tính toán tải trọng F/M (và tuổi bùn). Đôi lúc, thông số MLSS được thay thế bằng thông số Nồng độ chất rắn lơ lửng bay hơi MLVSS được sử dụng. Điều này liên quan đến sự bay hơi hoặc phần hữu cơ của MLSS và tiêu biểu bằng 80% giá trị MLSS.
Cách tính Tỉ lệ F/M tính như sau:
F/M =( Q0S0)/(V.X) =(g BOD5/ngày) /(gMLVSS)
Trong đó:
- F/M : tỷ số của chất dinh dưỡng với hàm lượng vi sinh vật;
- Q0 : lưu lượng nước thải m3/ngày;
- S0 : Nhu cầu ooxy sinh hóa của nước thải ở đầu vào, BOD5/ngày;
- V : thể tích bể Aerotank , m3 ;
- X : hàm lượng chất rắn hữu cơ huyền phù trong hỗn hợp lỏng ở bể Aerotank, mg/l;
Cách tính SVI:
Được định nghĩa như là thể tích ml đang sử dụng bởi một gam bùn hoạt tính sau khi được thổi khí vào trong chất lỏng được để lắng cho 30 phút, được tính như sau:
SVI = (V. 1000)/ MLSS
Trong đó:
- SVI : Chỉ số thể tích bùn, mg/l;
- V : Thể tích chất rắn lắng sau 30 phút trong ống đong 1 lít, ml;
- MLSS : Hàm lượng chất rắn của hỗn hợp lỏng – rắn huyền phù trong Aerotank, mg/l;
1000: hệ số quy đổi miligam ra gam.
Giá trị điển hình của SVI đói với hệ thống bùn hoạt tính làm việc với nồng độ MLSS từ 2500 đến 4000mg/l, thường nằm trong khoảng 80 – 150 ml/g. khi hàm lượng SVI lơn hơn 200ml/g thì bùn hoạt tính ở dạng sợi và khó lắng.
hutbephotkhoan.com hy vọng với những gì đã cung cấp ở bài viết này. Bạn sẽ phần nào biết rõ hơn về loại bể Aerotank, hay cấu tạo và những ưu nhược điểm của nó. Hãy luôn theo dõi chúng tôi, để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé.
Xem thêm: Những biểu hiện thường thấy của hiện tượng biến đổi khí hậu
Trả lời