Hiệu ứng nhà kính là gì? đâu là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính? là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bài viết đưới dây chúng tôi sẽ giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề hiệu ứng nhà kính. Cùng theo dõi để biết chi tiết nhé!
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ chỉ hiện tượng xảy ra khi lượng ánh sáng từ mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái nhà bằng kính.

Nguồn năng lượng này được hấp thụ lại và phân tía thành nhiệt lượng trong không gian. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong bắt đầu ấm lên, chứ không chỉ những chỗ được chiếu sáng.
Xem thêm: Kích thuốc bồn rửa chén
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính phổ biến nhất:
Do lượng khí CO2 trong khí quyển:
Để tìm nguyên nhân tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học trên thế giới đã đã cho biết rằng: Hiệu ứng nhà kính bắt nguồn từ việc bức xạ Mặt Trời chiếu xuyên qua tầng khí quyển xuống mặt đất.

Lúc này. mặt đất hấp thụ bức xạ nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thụ khiến cho nhiệt độ không khí tăng lên. CO2 đóng vai trò như một tấm kính dày bao phủ Trái Đất, làm cho Trái Đất không khác gì một nhà kính lớn.
Như vậy, có thể thấy là chất gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu ở đây là CO2. Trong thực tế, khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất được so sánh với một lớp kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất làm cho Trái đất giống như là 1 nhà kính khổng lồ.
Do lượng khí thải từ hoạt động của con người:
Ngoài nguyên nhân chính từ khí CO2, thì các khí khác như CH4, CFC, SO2, metan, Ozon, Halogen và hơi nước đến cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ ngày càng cao tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.
Xem thêm: Cách khử mùi hôi trong phòng
Một số dấu hiệu của hiệu ứng nhà kính:
Biến đổi khí hậu:

Khi hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân hàng đầu khiến Trái Đất bị biến đổi. Tùy theo mức độ tồn đọng của chất khí mà nó có thể ảnh hưởng đến một phàn hoặc toàn cầu.
Hiện tượng băng tan Bắc Cực:

Băng tan là một hiện tượng do hiệu ứng nhà kính gây ra phổ biến nhất hiện nay. Bởi khi Trái Đất ngày càng nóng dần lên, thể tích nước sẽ bị giãn nở và băng ở 2 cực trái đất sẽ tan dần, kéo theo mực nước biển dâng cao.
Hạn hán, lũ lụt:
Các chất khí từ hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng khiến cho hệ sinh thái trên trái đất bị biến đổi khiến nhiều khu vực xảy ra hiện tượng hạn hán kéo dài. Một số vùng thấp lại xảy ra lũ luạt, sạt lở, ngập úng,….
Xem thêm: Ô nhiễm nguồn nước là gì?
Hậu quả của Hiệu ứng nhà kính:
Tác động đến nguồn nước:
Nó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất. Dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), cho công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng…).
Tác động đến hệ sinh vật:

Sự nóng lên của Trái Đất khiến điều kiện sống bình thường của các sinh vật bị thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp. Nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi với sự thay đổi đó, dần biến mất.
Tài nguyên bờ biển:
Đến một lúc nào đó, nếu nhiệt độ của Trái Đất đủ cao để có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, mực nước biển tăng ảnh hưởng đến cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt của hàng nghìn gia đình ven biển. Nhà cửa, đường phố, cảng và cầu bị ngập lụt.
Tác động đến con người:
Mưa nhiều, nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để nhiều vi khuẩn truyền nhiễm sinh sôi và phát triển, kéo theo nhiều loại bệnh mới xuất hiện và dịch bệnh phát tan tràn lan. Khi chưa có thuốc chữa sẽ khiến hệ miễn dịch của con người bị suy yếu và sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xem thêm: Cách khử mùi sơn nhà mới
Biện pháp hạn chế và khắc phục hiệu ứng nhà kính:
Hậu quả của Hiệu ứng nhà kính thực sự nguy hiểm đối với con người, chính vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế đi sự nóng lên toàn cầu, để đảm bảo sự tồn vong của con người.
Vậy nên, chúng ta cần bắt đầu trong những điều đơn giản tiếp theo:
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nhiên liệu hóa thạch trong đời sống, phương tiện giao thông và đáng chú ý hơn là trong sản xuất công nghiệp.
- Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, sạch để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều…
- Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng tài nguyên năng lượng, khoáng sản và nước một cách hợp lý và kinh tế. Hạn chế chất thải nguy hại vào môi trường mà không được xử lý.
- Tránh phá rừng bất hợp pháp, trồng cây mới quanh nhà bất cứ khi nào có thể để cây có thể quang hợp và loại bỏ CO2.
- Truyền thông rộng rãi để hỗ trợ mỗi người hiểu tác động nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính và cũng đưa ra các biện pháp phù hợp.
Trả lời