Nước ngầm là gì? mạch nước ngầm là gì? tầng nước ngầm là gì? là những câu hỏi được khá nhiều đặc biệt quan tâm. Hiện nay, song song với việc sử dụng nước máy, chúng ta còn có một nguồn nước đang được khai thác và sử dụng, đó chính là nguồn nước ngầm. Và để hiểu hơn về nguồn nước này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem thêm: Top 10 cách thông tắc bồn cầu đơn giản
Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là một dạng nước phân bổ ở bên dưới bề mặt đất, trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Vậy nên, nước ngầm còn có thể gọi là một dạng nước dưới mặt đất.
Cơ chế hình thành tầng nước ngầm:
Nước ngâm hình thành do nước trên mặt đất và trong ao hồ, sông, suối, biển cả dưới tác đọng o của ánh nắng mặt trời bị bốc hơi bay lên không trung, gặp không khí lạnh tạo thành hơi nước và kết lại tạo thành những hạt mua rơi xuống mặt đất. Một phần nước mưa tiếp tục đổ vào ao, hồ, sông, suối, … một phần bị bốc hơi qua mặt nước, mặt đất, một phần sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ thành các tầng nước ngầm.
Vậy, tầng nước ngầm là gì?
Tầng nước ngầm được hiểu là các tầng nước được hình thành dưới bề mặt đất, cấu trúc của một tầng nước ngầm thường được chia thành các tầng như sau:

- Bề mặt trên: Còn được biết tới là gương nước ngầm hoặc mực nước ngầm.
- Bề mặt dưới: Được gọi là đáy nước ngầm, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thủy.
- Tầng thông khí: Đây là tầng nằm trên tầng nước ngầm, là tầng đất đá vụn bở không chứa nước thường xuyên.
- Viền mao dẫn: Đây chính là lớp mao dẫn được phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
- Tầng không thấm: Đây là tầng đất đá không thấm nước.
Mạch nước ngầm là gì?
Mạch nước ngầm là một lượng nước lớn được tích trữ ở bên trong lòng đát và cũng được lưu lại tại các không gian rỗng của đất, tạo ra các lớp đất đá trầm tích.
Một số nghiệm cứu đã cho thấy, mạch nước ngầm có thể phân bố ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, từ đồng bằng cho tới sa mạc hay vùng cao.
Đặc điểm của nguồn nước ngầm:

- Nhiệt độ của nước ngầm luôn ổn định, không chịu tác động của nhiệt độ bên ngoài.
- Độ đục của nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng theo mùa.
- Không có màu sắc nhưng sẽ bị ảnh hưởng do các chất của Acid Humic.
- Độ khoáng trong nước ngầm không thay đổi.
- Hàm lượng Fe, Mg khác nhau
- Có hàm lượng CO2 lớn
- Oxi hàm lượng nhỏ
- Nước ngầm ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ.
- Thường có vi sinh vật bên trong nước ngầm.
- Clo bị ảnh hưởng theo từng khu vực.
- H2S, NH4, NA, Si có hàm lượng ít
Vai trò của nước ngầm trong đời sống con người:
Nước ngầm chiếm khoảng 30% lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Còn 70% khác bị kẹt lại trong các tảng băng và tuyết, sông băng trên núi và chỉ có 1% được tìm thấy ở sông và hồ.
Lượng nước ngầm trung bình chiếm chỉ 1/3 phần lượng nước ngọt mà con người tiêu thụ, tuy nhiên vẫn có một số nơi trên thế giới, tỷ lệ này có thể đạt tới 100%.

Nước ngầm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Đây chính là nguồn nước dùng cho tưới tiêu và công nghệ thực phẩm. Nói tóm lại, nước ngầm là nguồn cung cấp đáng tin cậy cho nông nghiệp và có thể sử dụng một cách linh hoạt.
Nước ngầm được ước tính sẽ được sử dụng cho khoảng 43% tổng lượng nước sử dụng.
Đối với môi trường, nguồn nước ngầm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ mực nước và chảy vào sông, hồ và đầm lầy. Đặc biệt trong những tháng khô hạn hơn, mưa ít, nước ngầm chảy dưới đáy của các vùng đát này và trở nên cần thiết hco đời sống hoang dã và thực vật sống trong môi trường.
Tại sao nước ngầm thường là nước sạch?
Hiện nay, có rất nhiều người nghĩ rằng, nguồn nước ngầm ở sâu dưới lòng đất nên rất sạch sẽ và an toàn khi sử dụng. Nhưng thực tế điều này thực sự không đúng. Bởi vì:
Trong nguồn nước ngầm có chứa một số kim loại nặng như: Sắt, Mangan, Nhôm, Đồng, Chì, Kẽm, Thạch Tín,… tuy hàm lượng nhỏ, nhưng nếu chưa qua xử lý sẽ thực sự không an toàn cho người sử dụng.
Hiện nay, việc khai thác nguồn nước ngầm đang gia tăng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước ngầm cao.
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe. Khi chưa được xử lý mà đi vào cơ thể con người thì sẽ gây ra các vấn đề như:
- Dị ứng, mẩn ngứa, viêm da, rụng tóc,…
- Viêm gan và đường ruột
- Ngộ độc, ung thư
Để loại bỏ các chất có hại trong nước chúng ta hãy sử dụng một số biện pháp như đun sôi, sử dụng máy lọc nước cho gia đình, để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình.
Xem thêm: Cách sử dụng viên tẩy bồn cầu
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiện nay:
Hiện nay, tại Việt Nam có tới 30% nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước ngầm. Mặ dù nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, nhưng thực trạng ô nhiễm môi trường nước nói chúng, ô nhiễm môi trường nước ngầm nói riêng ở nước ta đã và đang là vấn đề đáng báo động.

Thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm ở hầu hết các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nước ngầm. Theo kết quả quan trắc đã phát hiện chỉ số kim loại nặng trong nước ngầm cao hơn nhiều lần so với mức độ cho phép, ví dụ như hàm lượng amoni, asen, chất hữu cơ …
Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm rất đa dạng, có thể do sự phát triển của ngành công nghiệp, quy trình xử lý rác thải, nước thải không đạt chuẩn, lạm dụng các loại hóa chất, chất bảo vệ thực vật, khai thác nước ngầm quá mức …
Hậu quả mỗi năm Việt Nam có tới 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là bắt nguồn từ nguồn nước bị ô nhiễm. Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có biện pháp mạnh và can thiệp kịp thời, cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý
Trả lời