Vi sinh vật là gì? đặc điểm của vi sinh vật là như thế nào? nó đóng vai trò gì trong đời sống?. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết cho những thông tin liên quan đến Vi sinh vật, theo dõi để biết chi tiết nhé!
Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật là tập hợp những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường mà thường phải sử dụng kính hiển vi để quan sát.

Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả Virus, vi khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật. (Tham khảo Wikipedia)
Đặc điểm của vi sinh vật là như thế nào?
Về đặc điểm chung của vi sinh vật, sẽ có những điểm như sau:

- Vi sinh vật đều có kích thước nhỏ bé
- Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
- Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển rất mạnh
- Sở hữu năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị
- Vi sinh vật phân bố rộng, chủng loại nhiều.
Nhóm các loại vi sinh vật:
Theo nghiên cứu và thống kế, vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài, gồm có loài động vật nguyên sinh, 69 nghìn loài nấm, 1.2 nghìn loài vi tảo, 2.5 nghìn loài vi khuẩn lam, 1.5 nghìn loài vi khuẩn, 1,2 nghìn loài virut và ricketxi….
Những loại vi sinh vật chính được gom lại thành những nhóm sau:
- Virus
- Archaea
- Vi khuẩn
- Xạ khuẩn
- Vi nấm
- Vi tảo.
Phân loại các vi sinh vật dựa theo lợi ích:
Dựa vào lợi ích của từng nhóm vi sinh vật, có thể phân loại thành các nhóm sau:

- Vi sinh vật có lợi
- Vi sinh vật có hại
Vi sinh vật có lợi là gì?
Vi sinh vật có lợi là những loại vi sinh mang lại lợi ích cho con người, động vật và thực vật. Nó có thể các loại vi sinh vật có lợi trong thực phẩm, đường ruột hoặc những loại vi sinh có lợi cho cây trồng.
Có thể kể đến một số loại vi sinh phổ biến như:
- Vi khuẩn Probiotic: Đây là loại vi sinh giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, thường được tìm thấy trong ruột.
- Vi khuẩn T-103: Đây là loài vi khuẩn kỵ khí duy nhât sinh trưởng được trong môi trường có oxy mà con người từng biết, có khả năng chuyển hóa giấy thành nhiên liệu đốt.
- Vi khuẩn Geobacter: Loài vi khuẩn này ngăn chặn uranium phát tán rộng, tiêu thụ ô nhiễm chất phóng xạ rất hiệu quả.
Vi sinh vật có hại là gì?
Vi sinh vật có hại là những loại vi sinh vật gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giống nòi và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nhân loại.
Một số loại vi sinh vật có hại kể đến như:
- Vi sinh gây bệnh ngộ độc trong thực phẩm: vi khuẩn e.coli, salmonella, các loại nấm mốc làm thức ăn ôi thiu,…
- Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch: vi khuẩn Yersinia pestis hình que
- Các loại vi khuẩn gây đại dịch: SAT, H5N1,….
Môi trường sống của vi sinh vật:
Môi trường sống của vi sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, nó bao gồm tất cả những gì xung quanh nó.
Có 4 môi trường sống chủ yếu, đó là:
- Môi trường nước
- Môi trường trong đất
- Môi trường trên mặt đất – không khí
- Môi trường sinh vật.
Cơ thể của vi sinh vật cũng được coi là một môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ cụ thể như: Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh…
Hình thức hô hấp của vi sinh vật là gì:
Quá trình hô hấp ở vi sinh vật là quá trình oxy hóa khử sinh học những chất của cơ thể để sản sinh ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống. Quá trình oxy hóa ở các loại sinh vật khác nhau sẽ có sự khác biệt riêng.
Để phân loại hình thức hô hấp ở vi sinh vật, người ta căn cứ vào điều kiện không có oxy hoặc có oxy. Sẽ có 2 loại hình thức chính sau đây:
Hô hấp hiếu khí và hô hấp kỵ khí.
Vi sinh vật hiếu khí:
Đây là những loại vi sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường oxy hóa. Vì thế, hô hấp vi sinh vật hiếu khí là hình thức hô hấp xảy ra trong điều kiện có oxy và chất nhận điện tử cuối của là oxy.

Trong hình thức hô hấp hiếu khí, lại được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:
- Hiếu khí bắt buộc
- Hiếu khí không bắt buộc
- Vi hiếu khí
Vi sinh vật kỵ khí
Vi sinh vật ký khí là nhóm các loại vi sinh không cần cung cấp oxy cho sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Tự bản thân chúng có thể phản ứng tiêu cực hoặc bi tử vong nếu có sự hiện diện của oxy. Vi sinh vật kỵ khí còn có tên gọi khác là vi sinh vật yếm khí.
Vi sinh kỵ khí thường được chia làm hai nhóm chính:
- Kỵ khí
- Kỵ khí không bắt buộc.
Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, vi sinh vật đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống:

- Vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp
- Vi sinh vật ứng dụng trong chế biến thực phẩm
- Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi thú y
- Vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Vi sinh vật ứng dụng trong y học
- Vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước thải, xử lý rác thải và xử lý chất thải.
Trả lời