Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều phát triển đáng kể, và đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi kiểu hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp lớn. Song cùng sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.
Cách chất thải từ vật nuôi chứa nhiều nitơ, photpho, kẽm, đồng, Asen, Niken,…cùng nhiều vi sinh vật gây bệnh khác. Vì vậy, cần phải có phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.
Tổng quan về nước thải chăn nuôi và một số vấn đề phát sinh:
Nước thải chăn nuôi là khái niệm được dùng để chỉ nguồn nước thải được xả ra từ quá trình chăn nuôi, bao gồm cả chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại. Khái niệm này được quy định rõ Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc giá QCVN 62-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Ngoài ra, nguồn nước thải sinh hoạt tại những cơ sở chăn nuôi đó khi được nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, cũng sẽ được tính chung là nước thải chăn nuôi.

Nguồn gốc của nước thải chăn nuôi chủ yếu đến từ các hoạt động chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, tôm, cá,…và được gọi chung là chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng hải sản.
Hiện nay, số lượng gia súc – gia cầm của nước ta hằng năm tăng lên đáng kể, và tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với 20% trang trại chăn nuôi theo kiểu tập trung còn 80% còn lại chăn nuôi theo kiểu các hộ gia đình, cá nhân nhỏ, lẻ hoặc tự phát. Có thể thấy số liệu đó quá chênh lệch mà mang lại nhiều bất cập và hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của môi trường.
Trong đó, nước thải phát sinh từ việc chăn nuôi heo là nhóm có lượng xả thải ra môi trường lớn nhất. Dù đã có các buổi tuyên truyền, khuyến khách cho người dần giữ gìn vệ sinh, cần xử lý nước thải chăn nuôi đúng cách trước khi thải ra môi trường, nhưng tính đến thời điểm hiện tại vẫn không có tín hiệu thuyên giảm mà mức độ ô nhiễm, lưu lượng nguồn nước ngày càng lớn.
Hậu quả của nước thải ngành chăn nuôi:
Trong thành phần nước thải chăn nuôi nói chung, bao gồm các:
- Nhóm chất hữu cơ có trong nước thải: Protein, Acid amin, Cellulose, chất béo, Hydrat Cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, cũng như thức ăn thừa, chiếm 70 – 80%
- Nhóm chất vô cơ trong nước thải: Muối, Urê, Amoni, Clorua, SO42-, Đất, cát,… chiếm 20 – 30%
Tác hại của nước thải chăn nuôi nói chung sẽ ảnh hưởng như sau:

- Ô nhiễm môi trường với các dấu hiệu: bốc mùi hôi thối, lây lan các dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.
- Là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trườn tại các con sống, hồ, kênh, mương. Ngăn cản sự phát triển của các loài thủy sinh, khiến nguồn nước dùng trong nông nghiệp bị giảm sút đáng kể.
- Trường hợp không xử lý nước thải chăn nuôi đúng cách sẽ dẫn đến hệ miễn dịch của vật nuôi suy giảm, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.
- Là nguồn cơn lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho xã hội.
Quy chuẩn Viêt Nam (QCVN) về nước thải chăn nuôi:
Để bảo vệ môi trường sống và ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi với các điều khoản cụ thể.
QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện đang là quy chuẩn về nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng hải sản mới nhất.
Đối tượng áp dụng quy chuẩn:
Áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến xả nước thải chăn nuôi ra hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, ao, hồ, đầm, phá, sông, suối, kênh, rạch, khe, mương và vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
Cách tính giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra môi trường sẽ áp dụng theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- C là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
- Kq là những hệ số của nguồn tiếp nhận nước thải
- Kf là những hệ số lưu lượng nguồn thải.

Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả, tiết kiệm chi phí:
Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải đã phát tiển. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin được tổng hợp 5 phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
1. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng Biogas:
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng Biogas là mô hình bảo vệ môi trường được ứng dụng rộng rãi tại một số dự án chăn nuôi có quy mô lớn.

Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế đi lượng nước thải chăn nuôi được thải bừa bãi ra môi trường, khối chế mùi hôi đồng thời chuyển hóa các khí độc hại như CH4, CO2, H2S,… thành nhiên liệu khí đốt, hoặc điện năng thắp sáng. Bùn cặn còn tích trữ trong hầm còn được tận dụng làm phân bón hữu cơ để cải thiện đất và nâng suất cây trồng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phương pháp này đã giúp hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải sau xử lý thấp hơn và ít mùi hơn nhưng lại không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường triệt để vì chưa thể xử lý được N, P, trong khi đó COD nói chung vẫn ở mức ~1000mg/ . Do đó, nước thải từ hầm Biogas cần được tiếp tục xử lý.
2. Phươp pháp xử lý nước thải bằng đệm lót sinh học:
Đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả tốt, thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư thấp, công nghệ cũng không quá phức tạp do sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn.

Trấu, mùn cưa và các chế phẩm lên men chính là nguyên liệu chính thường được sử dụng làm đệm lót sinh học để tiêu hủy hoàn toàn mùi hôi, đồng hóa các chất phức tạp thành chất vô hại với sự tham gia của các vi sinh vật có lợi và các yếu tố sinh học.
3. Phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật:
Quá trình xử lý nước thải diễn ra như sau:
Đầu tiên, các nguồn nước thải từ chăn nuôi sẽ đi qua song chắn rác để giữ lại các chất thải, rác thải có kích thước lớn. Sau đó được dẫn vào bể lắng để xử lý. Cuối cùng, nước đã được lắng sẽ được chuyển sang bể thực vật thủy sinh để phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ tạo thành chất dinh dưỡng để các loài thực vật sinh trưởng, phát triển.

Bèo tây, dừa nước, thủy trúc, mè vừng, cỏ muỗi … là những thực vật thường được ứng dụng để xử lý nước thải ao nuôi tôm, cá, thủy sản bởi đặc tính phát triển rất nhanh trong môi trường nước ô nhiễm, lại rất dễ tìm.
4. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học:
Đã từ lâu, người ta đã sử dụng các chất men vi sinh bổ sung vào trong nước thải để giảm đi tình trạng ô nhiễm môi trong chăn nuôi được gọi là Chế phẩm EM Effective Microorganisms – vi sinh vật hữu hiệu”. Thời kỳ đầu các chế phẩm này được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng ngày nay công nghệ phát triển các chế phẩm vi sinh này đã được sản xuất nhiều ở trong nước.

Các men nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú đa dạng, có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Chế phẩm sinh học được sử dụng rất đa dạng như: Dùng trực tiếp vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn…
5. Phương pháp xử lý nước thải sau biogas – lọc sinh học:
Đây là công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò và heo sau Biogas được đánh giá cao, có khả năng ứng dụng trong thực tế vì dễ dàng vận hành, chi phí đầu tư thấp.
Nước thải được tách ra từ hệ thống hầm biogas sẽ được dẫn về bể thu gom kết hợp bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng và lưu lại đây khoảng 4 tiếng. Sau đó, nước thải được bơm lên bể lọc sinh học, trong quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng 20 – 30% về bể lắng, phần còn lại sẽ chảy sang ao thủy sinh dạng tùy tiện, thời gian lưu nước khoảng 10 ngày.
Trả lời