Nhà bạn có lắp đặt bồn nước? Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nước xuống rất yếu mặc dù bồn nước lúc nào cũng đầy?. Nguyên nhân rất đơn giản, đó là do bồn nước nhà bạn không có ông thông hơi, hoặc có thể có nhưng lại lắp sai cách khiến cho nước xuống yếu, bài viết hôm nay thì hutbephotkhoan.com sẽ hướng dẫn cho các bạn biết, cách lắp ông thông hơi cho bồn nước đúng quy trình và đúng quy chuẩn.

Cách lắp ống thông hơi đúng chuẩn
Đầu tiên bạn phải đặt ống nước xuống nằm ngang, sau đó bắt một ống chữ T, nghĩa là một ống có tác dụng cho nước xuống, ống kia có tác dụng để thông hơi. bạn có thể xem ảnh dưới đây.

Xem thêm: Bể uasb là gì? cấu tạo và nguyên lý của bể uasb
Chú ý: Khi đặt ống thông hơi lúc nào cũng thấp hơn mực nước của bồn nước, bể nước ,bình nước phụ (có thể bị ngả nghiêng do tác động bên ngoài trong quá trình sử dụng).
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số cách tăng áp lực nước dưới đây.
Lắp thêm máy lọc ở đầu nguồn nước
Các bạn yên tâm việc này sẽ không ảnh hưởng gì tới áp lực nước, sau một thời gian thì cặn bẩn sẽ bám vào bộ phận lọc của máy, lúc này các bạn chỉ cần xả rửa để làm sạch là được.
Áp lực nước yếu do đâu? Và cách xử lý triệt để
Khi lắp đặt bồn nước thì tức là nhà các bạn đã được hoàn thiện, việc này dẫn đến những người trong nghề lâu năm như chúng tôi cũng không thể nắm được hệ thống nước của các bạn ra sao, những tư vấn sau đây chỉ mang tính chất tham khảo để quý bạn áp dụng vào ngôi nhà của mình.
- Áp lực nước tỷ lệ thuận với chiều cao tính từ mặt nước trong bồn trên mái tới vòi nước. cho nên vòi nước ở tầng thấp nhất bao giờ cũng có áp cao nhất.
- Áp lực nước sẽ bị ảnh hưởng do cách đi đường ống nước trong nhà. Nhà có đường ống nhiều co nốt, vòng vèo sẽ làm giảm áp .
- Khi mở vòi ở tầng trệt, các vòi ở tầng cao hơn sẽ bị thiếu nước do đường ống có đường kính lớn.
Khi bị cảnh nước chảy yếu trong nhà, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay tới việc lắp thêm bồn chứa nước và máy bơm tăng áp. Quý bạn nên rõ ràng 1 điều là việc lắp thêm bồn chứa cũng không cải thiện được tình trạng này, bởi vốn dĩ việc áp lực nước yếu là do hệ thống đường ống trong nhà. Bơm tăng áp sẽ là lựa chọn cuối cùng vì rất bất tiện và lãng phí điện.
Xem thêm : Bể Aerotank cấu tạo và nguyên lý làm việc của bể Aerotank
Cách xử lý triệt để hiện tượng nước yếu
Vấn đề áp lực nước yếu và cách xử lý
Do quý khách đã xây xong nhà và chúng tôi không có bản vẽ thiết kế hệ thống nước nên chỉ tư vấn dựa trên suy đoán.
Áp lực nước tỷ lệ thuận với chiều cao tính từ mặt nước trong bồn trên mái tới vòi nước. Chính vì thế, vòi nước dưới tầng trệt bao giờ cũng có áp cao nhất.
Áp lực nước bị ảnh hưởng bởi cách đi đường ống dẫn. Đường ống nhiều co nốt vòng vèo sẽ làm giảm áp (do lực ma sát).
Khi mở vòi dưới đất, các vòi ở tầng trên thiếu nước là do đường ống có đường kính quá lớn.
Gặp tình trạng nước chảy yếu, rất nhiều người nghĩ ngay đến bơm tăng áp hoặc thêm bồn chứa. Việc thêm hoặc tăng dung tích bồn chứa không hề có tác dụng tăng áp vì không làm thay đổi chiều cao cột nước. Bơm tăng áp chỉ nên là lựa chọn cuối cùng vì nhiều bất tiện và lãng phí điện.
Theo chúng tôi, trước tiên, quý khách hãy hàn thêm chân đế cho bồn chứa, nếu cao thêm được 3-4m thì áp lực nước tăng lên đáng kể.
Tiếp theo, nếu đường ống nổi, quý khách có thể kiểm tra lại cách bố trí đã hợp lý chưa:
– Hạn chế co nối, hạn chế dẫn nước đi lòng vòng
– Trục ống chính từ trên xuống nên được thu hẹp dân bằng cách giảm đường kính ống. Sau bồn chứa có thể đi ống 34mm, giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm. Các ống chạy theo chiều ngang cũng không nên lớn hơn 21mm.
Bài viết của chúng tôi đến đây là hết. Chúc quý bạn xử lý được tình trạng áp lực nước trong gia đình mình.
Trả lời