Nước thải từ các khu công nghiệp hiện là những nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn và trầm trọng nhất thời điểm hiện nay. Vậy, hiểu thế nào là nước thải công nghiệp? tác hại nước thải công nghiệp là gì? và cách xử lý nước thải công nhiệp như thế nào? mời bạn đọc cùng đi tìm lời giải đáp của các chuyên gia qua nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm: Vi sinh vật là gì?
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là loại nước thải đươc sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Ví dụ như lau chùi, vệ sinh máy móc, kho xưởng của các công ty, nhà mắt, xí nghiệp,…Nước thải công nghiệp rất đa dạng, nhau về thành phần cũng như lượng phát thải phụ thuộc vào từng loại hình công nghiệp cũng như công nghệ mà các doanh nghiệp đang áp dụng.

Tuy nhiên, thành phần chính của nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loai nặng như: Pb2+, Fe3+, Hg2+,.., chất rắn, nito, photpho,acid béo dễ bay hơi và dầu mỡ.
Phân loại nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp hiện nay, được chia thành 2 loại nước thải:
- Nước thải sản xuất bẩn: đây là loại nước thải công nghiệp sinh ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,…
- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước thải công nghiệp sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước, vì vậy loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch.
Xem thêm: Đi vệ sinh đúng cách
Nguồn gốc nước thải công nghiệp:
Nguồn gốc phát sinh nước thải công nghiệp rất đa dạng, trong khuôn khổ bài viết, hutbephotkhoan sẽ chỉ nêu ra những nguồn phát sinh phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP, nước thải công nghiệp có thể tới từ:
- Ngành dệt nhuộm
- Hoạt động sản xuất của nhà máy bia Heineken, 333, Tiger …
- Hoạt động sản xuất mực in
- Hoạt động trạm trộn bê tông
- Nước thải công nghiệp chế biến cafe
- Cơ sở sản xuất sơn
- Ngành kinh doanh dịch vụ lò hơi
- Ngành xi mạ kẽm, mạ crom
- Dịch vụ giặt là
- Sản xuất mì ăn liền
- Nước thải nhà máy sữa
- Cơ sở công nghiệp sản xuất giấy
- Cơ sở sản xuất và chế biến nông – lâm – thủy sản
- Cơ sở chăn nuôi hoặc giết mổ gia súc, gia cầm
- Cơ sở dệt, nhuộm và may mặc
- Sản xuất linh phụ kiện điện tử
- Hoạt động gia công kim loại, cơ khí, luyện kim
- Sản xuất hóa chất, dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng.
- […]
Xem thêm: Cách xử lý mùi hôi cống rãnh
Tác hại của nước thải công nghiệp như thế nào?
1. Ô nhiễm nguồn nước:
Khi nguồn nước thải từ các nhà máy không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì ảnh hưởng nặng nề nhất chính là nguồn nước.

Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: Việc các cặn lơ lửng ở trên nước mặt, các chất thải nặng sẽ bị lắng xuống đáy sông, sau quá trình phân hủy, một phần lượng chất này sẽ được các vi sinh vật tiêu thụ, còn một phần sẽ thấm xuống mạch nước thông qua đất, sẽ làm biến đổi khá lớn tính chất của loại nước này với chiều hướng xấu.
Ảnh hưởng đến nguồn nước trên mặt đất: Có khá nhiều nguyên nhân gây mất cân bằng giữa lượng chất thải ra ngoài môi trường nước như rác thải sinh hoạt hay những chất hữu cơ,…cùng các vi sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này sẽ làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân hủy hết, nên vẫn còn lưu lại ở trong nước khối lượng không hề nhỏ, dẫn tới việc nước mất dần đi sự tinh khiết, trong sạch ban đầu, làm cho chất lượng nguồn nước ngày càng bị suy giảm nhiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nước: Các loài thủy sinh do phải hấp thụ các chất độc trong nước thời gian dai sẽ gây biến đổi trong cơ thể làm chúng kém phát triển, có một số trường hợp gây đột biến gen, tệ hơn là chết hàng loạt.
2. Ô nhiễm môi trường đất:
Không những gây ô nhiễm nguồn nước mà còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến nguồn đất xung quanh. Khi nguồn nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Kéo theo đó là ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong đất.
3. Ô nhiễm không khí:

Nước thải công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, đến sinh vật sống xung quanh mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải công nghiệp theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn làm giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì mạch nước ngầm cũng bị ô nhiễm, đất đai cùng bầu không khí đã bị ô nhiễm thì con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Người dân sinh sống ở những khu vực chịu hậu quả trực tiếp từ nguồn nước thải công nghiệp sẽ rất dễ bị các căn bệnh như ung thư, đột biến gen, các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, …..
Xem thêm: Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Thực trạng nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Thực trạng nước thải công nghiệp tại Việt Nam rất đáng báo động. Theo thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì có đến 70% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hiện hầu hết các sông ngòi, kể cả các sông chính của nước ta đều đang ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nguyên nhân chính là do hiện nay, khoảng 70% chất thải công nghiệp, sinh hoạt và một khối lượng lớn chất thải y tế nguy hại ở nước ta chưa được xử lý triệt để, xả thẳng vào nguồn nước.

Nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đã bàn thảo các giải pháp về cơ chế xử lý vi phạm trong xả thải vào nguồn nước, cũng như các giải pháp về công nghệ trong xử lý, tái chế, tái sử dụng nước thải nhằm bảo vệ môi trường , sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên nước.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước chính là do nước thải chứa nhiều thành phần độc hại không được xử lý triệt để, xả thẳng vào nguồn nước.(Tham khảo: VTV)
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất hiện nay:
Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa học:
Đây là phương pháp được đánh giá cao trong quá trình loại bỏ tập chất và các chất độc hại có trong nước thải. Ưu điểm của phương pháp này là mang đến hiệu quả nhanh chóng, dễ vận hành và dễ quản lý. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành cao, nó có thể phát sinh thêm các chất ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc xử lý nước thải ngành xi mạ kẽm, mạ crom, đồng, các kim loại nặng, xử lý nước thải dệt nhuộm, mực in, xà phòng, xử lý nước thải trạm trộn bê tông,…Ngoài ra những loại nước thải nhiễm, chứa nhiều tạp chất, chất bẩn, có nồng độ Axit cao cũng được xử lý hiệu quả.
Hiện phương pháp này được triển khai theo 2 phương án:
- Oxy hóa khử: những thành phần độc hại có trong nước thải sẽ phản ứng với các chất oxi hóa và chuyển thành các chất ít độc hơn, sau đó lại được tách ra khỏi nước thải.
- Trung hòa: phương pháp này dùng các tác nhân trung hòa, kiềm, axit hoặc vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm mức độ ảnh hưởng của nước thải khi xả ra môi trường.
Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải công nghiệp:
Phương pháp sử dụng vi sinh vật còn được gọi là phương pháp sinh học, phù hợp khi xử lý các chất amoni trong nước thải công nghiệp, xử lý nước thải chế biến Cafe, nước thải mì ăn liền, nước thải nhà máy sữa, nhà máy bia,…Tóm lại, tất cả loại nước thải từ ngành sản xuất công nghiệp chứa thành phần chất hữu cơ đều có thể áp dụng phương pháp này.

Phương pháp này sử dụng các loại sinh vật để khử các chất độc hại hữu cơ. Các vi sinh vật có thể có sẵn trong nước thải hoặc được các chuyên gia bổ sung vào làm nhiệm vụ xử lý nước thải.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Tùy vào đặc tính của nước thải sẽ chọn ra công nghệ xử lý phù hợp.
Phương pháp xử lý nước thải cơ học:
Phương pháp cơ học là tất cả các phương phá dùng để loại bỏ những chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải. Do đó, các công nghệ của phương pháp cơ học cũng rất đa dạng, áp dụng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác nhau.

Cụ thể, phương pháp cơ học có thể xử lý nước thải mạ crom, nước thải xi mạ kẽm, nước thải sơn, nước thải lò hơi, xử lý nước thải công nghiệp sản xuất giấy … và tất cả các nguồn phát phát sinh nước thải chứa kim loại nặng khác.
- Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
- Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng
- Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
- Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.
Trả lời