Chất thải rắn là gì?, nó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? phải phân loại và quy trình xử lý chất thải rắn như thế nào là mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chất thải rắn nhé!
Xem thêm: Cấu tạo bộ xả bồn cầu
Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là các chất thải ở dạng rắn hoặc sệt được con người thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt,…

Thành phần các chất thải rắn rất khác nhau, nó còn phụ thuộc vào từng mùa khí hậu, từng địa phương, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, chất thải rắn được chia làm ba nhóm cơ bản, bao gồm:
- Loại chất thải rắn cháy được (các chất thải dẻo, cao su, giấy, thực phẩm, rơm, gỗ,….)
- Loại chất thải rắn không cháy được (Đá, sành, kính, kim loại sắt, thủy tinh,…)
- Các loại chất thải rắn hỗn hợp (cát, đất, đá, tóc,…)
Xem thêm: Kích thước cửa Toilet
Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh:
Thực tế, có rất nhiều cách để phân loại, chia nhóm chất thải rắn. Tuy nhiên, xét theo nguồn gốc phát sinh, chúng ta sẽ có 6 loại chất thải rắn chính đó là:
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn công nghiệp
- Chất thải rắn y tế
- Chất thải rắn đô thị
- Chất thải rắn xây dựng
- Chất thải rắn nông nghiệp.
Tổng quan về các loại chất thải rắn này sẽ được chúng tôi làm rõ ngay sau đây.
Chất thải rắn sinh hoạt là gì?
Chất thải rắn sinh hoạt là tông hợp những loại rác thải được thải ra môi trường trong quá trình sinh hoạt của con người. Bao gồm các chất thải thông thường và các chất thải nguy hại của các hộ gia đình, dịch vụ, cơ sở công cộng. Mà trong đó:

- Chất thải từ hộ gia đình thông thường là các chất thải từ thực phẩm chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy và các chất thải không bị phân hủy những có thể gây ra bụi như các phần còn lại của quá trình cháy như tro,…
- Chất thải dịch vụ và cơ sở công cộng là loại rác thải rắn nguy hại khác không hoặ ít bị phân hủy thối rữa như vật dụng nhựa, kim loại, gốm sứ,…
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt thường gồm các chất hữu cơ và vô cơ. Cách chất thải hữu cơ gồm các chất thải thực phẩm, còn chất thải vô cơ gồm Thủy tin, kim loại, giấy, nhựa, vải, carton,….
Xem thêm: Cách khử mùi sơn nhà mới
Chất thải rắn công nghiệp là gì?
Chất thải rắn công nghiệp là toàn bộ các chất thải được thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy thải ra dưới dạng phế liệu và phế phẩm. Ví dụ như: Sắt thép, kim loại, nhựa, giấy, thủy tinh,….

Chất thải rắn công nghiệp được chia làm 2 nhóm chính dựa trên đặc tính, gồm:
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Là những chất thải rắn có độ nguy hại bằng không hoặc ít nguy hại, nhưng cũng cần được dọn dẹp, xử lý hoặc mang đi tái chế cẩn thận. Như các phế phẩm sắt thép, kim loại bị gỉ,…
- Chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Đây là các chất thải rắn độc hại, gây ngộ độc, cháy nổ, ăn mòn, tác động xấu đến sức khỏe nhân loại và môi trường sống.
Chất thải rắn y tế là gì?
Chất thải rắn y tế là tổng hợp những chất thải được tạo ra trong quá trình chuẩn đoán, điều trị chăm sóc, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế. Nó bao gồm các chất thải rắn y tế thông thường và nguy hại.

- Chất thải rắn y tế thông thường là những loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và chất thải ngoại cảnh trong y tế.
- Chất thải rắn y tế nguy họa là các chất thải chứa các đặc tính vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại.
Mỗi năm theo thống kê, có tới 21.000 tấn chất thải y tế được thải trực tiếp ra môi trường, trong đó chất thải rắn chiếm khối lượng rất lớn. Vậy nên, việc quan lý chất thải rắn y tế cần đặc biệt chú trọng, nên sử dụng các lò đốt chất thải y tế và các phương pháp xử lý chuyên biệt nhất.
Chất thải rắn đô thị là gì?
Chất thải rắn đô thị là các chất thải từ các hộ gia đình, con người, cộng đồng thải ra trong phạm vi khu đô thị. Hiện nay, tại một số đô thị vẫn chưa siết chặt việc quản lý chất thải rắn dẫn đến việc cảnh quan khu đô thị ngày bị xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan xung quanh.
Chất thải rắn từ các nguồn hộ gia đình, cộng đồng, thương mại và công nghiệp không chứa chất thải nguy hại.
Chất thải rắn xây dựng là gì?
Chất thải rắn xây dựng là loại nhóm chất thải được thải ra trong quá trình xây dựng, phá bỏ, cải tạo các công hạng mục cũ hoặc xây dựng mới.

Một số loại chất thải xây dựng dạng rắn có thể kể đến như gạch, vữa, đá, sơn, bê tông, thạch cao,…Việc xử lý các chất thải rắn xây dựng nếu không được quản lý chặt chẽ cũng dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, để lại nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người.
Chất thải rắn nông nghiệp là gì?
Chất thải rắn nông nghiệp là các chất thải được phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Loại chất thải rắn này được chia thành 2 nhóm chính đó là chất thải rắn trong chăn nuôi và chất thải rắn trong trồng trọt.
- Chất thải rắn trong chăn nuôi: bao gồm các loại như kim tiêm, vỏ chai đựng thuốc thú y, phân thải, thức ăn gia súc bị thừa, xác động vật chết,…
- Chất thải rắn trong trồng trọt: bao gồm rơm rạ, trấu, lõi ngô, chai lọ thuốc diệt sâu bọ hay các loại thuốc dành cho thực vật khác,…
Xem thêm: Cách đuổi kiến trong tủ quần áo
Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học:
Xét theo yếu tốt thành phần hóa học, chất thải rắn được chia thành 2 loại:
- Chất thải rắn hữu cơ: bao gồm các chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải từ chế biến thức ăn,…
- Chất thải rắn vô cơ: bao gồm các chất thải từ vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh, sành sứ,…
Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại:
Về tính chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sống được chia thành 2 loại chất thải rắn như sau:
- Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…
- Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
Quy định về việc quản lý chất thải rắn:
Nhằm quy hoạch, quản lý và xử lý chất thải rắn một cách khoa học, đảm bảo an toàn thì các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản, nghị định quan trọng và yêu cầu các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức phải nghiêm túc thực hiện theo quy định.

Để hiểu rõ quy định quản lý chất thải rắn là gì, bạn đọc có thể tham khảo theo đường dẫn dưới đây để nắm bắt rõ hơn về quản lý chất thải rắn:
Tác hại của chất thải rắn:
Tuy việc quản lý chất thải rắn đã được nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và chú trọng thu gom. Nhưng, do lượng chất thải rắn phát sinh quá lớn, trong khi đó năng lực thu gom, xử lý còn xuất hiện nhiều điểm hạn chế, ý thức cộng đồng chưa cao, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm chất thải rắn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khi khối lượng chất thải rắn thải ra môi trường quá chênh lệch so với khối lượng chất thải rắn được thu gom, xử lý mỗi ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm chất thải rắn.
Càng ngày, thực trạng ô nhiễm chất thải rắn càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, chịu tác động lớn nhất là môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
Hậu quả của ô nhiễm này kéo theo sự sống của toàn bộ sinh vật trên trái đất bị đe dọa. Đồng thời, nó còn làm tăng nguy cơ lan truyền các loại dịch bệnh từ côn trùng, tác động xấu đến hệ hô hấp, tim mạch, da, mắt, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh ung thư và thần kinh.
Biện pháp phòng tránh ô nhiễm chất thải rắn:
Để hạn chế đi những ảnh hưởng, hậu quả của ô nhiễm chất thải. Cần phải đề ra một số biện pháp như sau:
- Cần tích cực tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu rõ nguyên nhan gây ra ô nhiễm chất thải rắn.
- Nghiêm cấm và xử phạt đối với các trường hợp có hành vi đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định
- Nâng cao và siết chặt các thể chế, chính sách bảo vệ môi trường.
- Huy động mọi nguồn vốn, đầu tư tài chính để nâng cao công nghệ xử lý chất thải.
- Tăng cường công tac thu gom, vận chuyển, phân loại và tái chế theo quy định của chính phủ.
- Quản lý và kiểm soát chất thải rắn chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh cho đến khâu xử lý.
Một số biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay:
Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng sinh học
Quá trình ủ chất thải rắn được áp dụng đối với hầu hết các chất hữu cơ không độc hại.
Quá trình này diễn ra như sau: Đầu tiên là khử nước, sau đó được xử lý cho tới khi chúng trở nên xốp và ẩm. Lúc này, độ ẩm và nhiệt độ của chúng được kiểm soát để giữ cho các vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khi lớn trong suất quá trình ủ.
Quá tình này sẽ tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình thúc đẩy Oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ và sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy này sẽ là CO2, nước và các hợp chất hữu có bên vững như lignin, sợi, xenlulo….
Phương pháp tái chế các chất thải rắn:
Phương pháp tái chế chất thải rắn giúp thúc đẩy công nghiệp phát triển, đảm bảo giảm thiểu việc sự dụng nguồn liệu khai thác tài nguyên quốc gia.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được một số làng nghề áp dụng tuy nhiên, nó vẫn chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân là vì công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ở một số nơi.
Bên cạnh đó, các cơ sở tái chế phế liêu ở Việt Nam đều không được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống mà chủ yếu hiện nay đang do các cơ sở tư nhân thực hiện không theo pháp luật và tồn tại một cách tự phát.
Phương pháp nhiệt
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là công nghệ sử dụng lò đốt chuyên dụng để xử lý tất cả các loại chất thải rắn y tế, xây dựng, sinh hoạt… có khả năng bắt cháy. Thông qua quá trình phân hủy nhiệt, cấu trúc mang độc tính của chất thải sẽ bị phá vỡ, không còn hoặc ít gây nguy hại hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, người kỹ thuật viên sẽ trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, sau đó cho trực tiếp chất thải vào lò đốt (lò hơi, lò thùng quay, lò gi/vỉ cố định, lò xi măng, lò tầng sôi …). Cuối cùng, khí thải thoát ra ngoài sẽ được làm sạch, phần xỉ than được đem đi chôn lấp.
Trả lời