Bể tự hoại là một hệ thống xử lý nước thải rất quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn có bao giờ thắc mắc bể tự hoại thực sự là gì không? Đơn giản, bể tự hoại là nơi mà các chất thải từ nhà vệ sinh được phân hủy một cách tự nhiên, giúp giữ gìn môi trường và đảm bảo sức khỏe cho chúng ta. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về bể tự hoại, cũng như sơ đồ cấu tạo của nó để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hệ thống này nhé!
Bể tự hoại (bể phốt) là gì?
Hầm tự hoại (bể phốt) là nơi ta thải ra các chất thải dạng đặc và theo thời gian sẽ phân hủy thành các chất thải dạng lỏng rồi theo ống thoát nước ra ngoài.
Sơ đồ của một bể tự hoại

Cấu tạo và mô tả bể tự hoại
Xem thêm: Bể tự hoại cải tiến bastaf

Xem thêm: Cách chọn gạch ốp nhà vệ sinh
Bản vẽ thiết kế cấu trúc bể phốt 3 ngăn
- Ngăn chứa: Ngăn chứa có nhiệm vụ chứa trực tiếp chất thải từ nơi xả thải xuống, thường ngăn chứa sẽ lớn hơn các ngăn còn lại, thường là 1/2 dung tích bể.
- Ngăn lọc: Ngăn lọc có nhiệm vụ lọc các chất thải nhỏ lơ lửng, Ngăn lọc thường có dung tích bằng 1/4 dung tích bể.
- Ngăn Lắng: Lắng lại các chất cặn không thể phân hủy được.Ngăn lắng thường có dung tích bằng 1/4 dung tích bể.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Chất thải từ các đường ống dẫn vào bể chứa sẽ được phân hủy bởi vi khuẩn kỵ khí và nấm men trong bể phốt, giúp giảm mùi hôi và thể tích chất thải, chuyển hóa thành bùn cặn.
Trong bể, các chất không tan sẽ dần chuyển hóa thành chất tan và tiếp tục qua các bể lắng 1, lắng 2, hoặc chuyển thành khí như CH4, CO2, H2S, NH3. Nhiệt độ, lưu lượng nước thải, thời gian lưu nước, tải trọng chất bẩn, và cấu tạo bể đều ảnh hưởng đến quá trình này.
Chất lỏng còn lại sẽ chảy qua bể lắng để tiếp tục loại bỏ các chất thải lơ lửng. Nước đã xử lý từ bể lắng có thể được dẫn ra ngoài để ngấm vào đất hoặc sử dụng làm nước tưới cây, rất thân thiện với môi trường.
Bể tự hoại 2 ngăn
Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 2 ngăn như sau:
Chất thải được đưa tới từ các đường ống dẫn chất thải được thu gom lại xả vào bể chứa. Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo… được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể chuyển hóa thành bùn cặn.
Tiếp theo các có ống dẫn nước dẫn các chất còn lơ lửng trong nước của bể chứa sẽ chảy qua bể lắng để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại.
Tại bể lắng sẽ có đường ống dẫn nước đã được xử lý ra bên ngoài hoặc để ngấm xuống đất hoặc sử dụng làm nước tưới cho cây rất tốt.

Thiết kế bể tự hoại 2 ngăn
Để bể phốt tự hoại hoạt động tốt nhất thì bạn nên xem kích thước tiêu chuẩn tối thiểu để hầm tự hoại hoạt động tốt nhất tương ứng với số người trong gia đình, lưu lượng chất thải trong ngày/người của nhà vệ sinh của nhà mình theo bên dưới:

Hoạt động của vi sinh kỵ khí trong bể tự hoại
Các chất rắn và chất lỏng bị phân hủy nhờ các quá trình tự nhiên do hoạt động của vi khuẩn. Xảy ra trong môi trường không có oxy (kỵ khí hay yếm khí). Các điều kiện yếm khí được gọi là tự hoại. Lớp cặn lắng dưới đáy và lớp mỡ nổi phía trên bề mặt được tiêu hóa dần theo thời gian và được nén thành một lớp bùn thể tích nhỏ (gọi là bùn đáy). Những nơi có điều kiện khí hậu nóng thường phân hủy tốt hơn nơi có khí hậu lạnh. Do đó, tại những nơi có khí hậu nóng ít hút bùn hơn. Lượng bùn này lâu dần gây đầy bể, nếu không được hút sẽ tràn vào hệ thống ống dẫn và bơm gây tắc nghẽn, hư hỏng.
Dầu mỡ từ bếp ăn là vấn đề khó khăn cho bể tự hoại. Nước thải từ bẫy mỡ phải đi qua các bể tự hoại trước khi thải vàp hố ga để tránh gây đóng rắn dầu mỡ. Nhờ đó chỉ một lượng nhỏ dầu mỡ đi vào đường ống, không gây hại cho đường ống. Tuy nhiên ở Việt Nam thường được xả thẳng vào hệ thống xử lý nước đô thị/ trạm xử lý nước thải nội bộ, đây là nguyên nhân chính gây hại cho hệ thống xử lý nước thải tại các nhà hàng, quán ăn.
Xem thêm: cấu tạo bể sbr
Thời gian xử lý tại bể tự hoại
Cặn lắng được giữ lại từ 3 đến 12 tháng. Thời gian nước lưu lại trong bể lớn (1 – 3 ngày), hiệu quả lắng cao.
Tuy nhiên khí tạo thành từ pha cặn đẩy một lượng chất không tan từ đó trở vào pha nước, làm nhiễm bẩn lại nước thải đã lắng. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế việc sử dụng bể tự hoại.
Nước thải sau xử lý tại bể tự hoại sẽ đi đâu?
Nước đi ra khỏi bể tự hoại sẽ đi vào đất hoặc hệ thống xử lý nước thải hoặc cống rãnh thoát nước. Nước này chứa một lượng lớn vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa (coliform, E.Coli). Bên cạnh đó, chứa nhiều chất dinh dưỡng khác điển hình là nitrat, làm ô nhiễm nước ngầm. Tuy nhiên, khi đi vào đất, vi khuẩn bị chết do thiếu dinh dưỡng, còn nước thải được làm sạch nhờ cơ chế lọc của các hạt đất. Do đó, điều cần thiết và quan trọng khi khai thác nước ngầm vào sử dụng ăn uống là phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
Bể tự hoại được xây dựng ở đâu?
Đây là công trình được dùng để xử lý nước thải nhà ở (lưu lượng nước thải không lớn hơn 25m3/ngày.đêm). Hệ thống này độc lập với hệ thống thoát nước thành phố và đặc biệt là trong các trường hợp công trình xử lý sinh học nước thải phía sau là bãi, rãnh hoặc giếng lọc ngầm. Bể tự hoại có thể được xây dựng bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Được xây dựng có ngăn lọc kết hợp hoặc không có ngăn lọc, phụ thuộc vào mức độ xử lý nước thải yêu cầu.
Các bể tự hoại được thiết kế và lắp đặt đúng cách có thể hoạt động trong nhiều năm. Cần kiểm tra hàng năm để xác định độ sâu của bùn đáy, ngăn chặn chất rắn trong bể tràn và tắc nghẽn cống. Giảm thiểu lượng mỡ từ nhà bếp và các chất thải rắn đi vào bể tự hoại.
Xem thêm hố xí bán tự hoại
Để lại một bình luận