Như chúng ta đã biết kiểu thiết kế nhà ống là một dạng thiết kế khá phổ biến tại những thành phố lớn, đặc điểm của nhà ống là diện tích khá hạn chế, nên khi thiết nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải có khoa học và đặc biệt phải hợp phong thủy mới mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây là cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống chuẩn khoa học và hợp phong thủy, tham khảo để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: Nước mặt là gì?
Đặc điểm chung của bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống:
Với những công trình nhà cấp 4, biệt thự nhà vườn hay những mẫu thiết kế có quy mô diện tích lớn thường người ta thiết kế nhà vệ sinh có diện tích lớn từ 5m² tới 7m² và thường sẽ tách riêng nhà tắm với WC thành 2 phòng liền kề nhau. Còn với những thiết kế nhà ống có diện tích hạn chế, thì gia chủ thường sẽ tận dụng những khoảng trống để xây dựng thiết kế nhà vệ sinh. Đặc điểm chung của nhà vệ sinh trong nhà ống là:

Có diện tích hợp lý: Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích vừa đủ để sử dụng mọi công năng của một nhà vệ sinh, thường có diện tích từ 3m² đến 4m², tùy vào diện tích mặt sàn và số lượng thành viên trong gia đình sẽ quyết định diện tích nhà vệ sinh.
Câu trúc chung: có 3 khu vực gồm bồn cầu, bồn rửa mặt và khu tắm đứng.
Với những nhà vệ sinh có diện tích trung bình hoặc lớn hơn một chút thì ngoài 2 thiết bị chính là bồn cầu và Lavabo, gia chủ có thể bố trí lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm đứng.
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống:
Việc biết cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, sẽ mang tới sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, đảm bảo được công năng, tính thẩm mỹ và giá trị phong thủy.
Đặt nhà vệ sinh cuối ngôi nhà:
Nhà vệ sinh đặt ở những nơi kín đáo, khuất gió là khu vực lý tưởng nhất. Đối với thiết kế nhà ống, gia chủ nên đặt nhà vệ sinh ở cuối nhà là vị trí hợp lý nhất, bởi vì vừa tiết kiệm được diện tích, lại hạn chế được phát tán xú uế và âm khí tới các phòng khác theo hướng gió.

Ngoài ra, với việc đặt nhà vệ sinh ở cuối nhà còn tránh được các trường hợp đại kỵ trong phong thủy như: đối diện với cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp.
Nhưng gia củ cần lưu ý, vị trí cuối nhà không có nghĩa là nằm ngang cuối hành lang bởi đây là cách bố trí “lộ xung sát”, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe gia chủ. Thay vào đó, gia chủ nên chọn vị trí ở góc cuối cùng phía bên hông hành lang sẽ tốt hơn.
Hướng đặt nhà vệ sinh trong nhà ống:
Để bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, ngoài việc chọn vị trí đặt, gia chủ cần lưu ý tới hướng đặt nhà vệ sinh cũng quan trọng không kém.

Thông thường, hướng nhà vệ sinh sẽ được tính theo hướng đặt bồn cầu và gia chủ nên dựa vào Bát Cung, rồi đặt phòng vệ sinh tại những vị trí xấu để chế sát.
Tham khảo bài viết: Hướng đặt bồn cầu nhà vệ sinh hợp phong thủy để tìm được hướng đặt nhà vệ sinh hợp lý!
Bố trí vật dụng nội thất bên trong nhà vệ sinh
Cấu trúc của nhà vệ sinh trong nhà ống thường có 3 khu vực chính: bồn cầu, chậu rửa mặt và khu tắm đứng. Vậy nên, để bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho sử dụng thuận tiện là việc sắp xếp khu vực này sao thật khoa học.

Sau khi xác định được vị trí và hướng đặt nhà vệ sinh trong nhà ống, bạn có thể tham khảo các gợi ý bố trí nội thất dưới đây:
- Phân chia thành 2 khu vực khô và khu vực ướt. Khu vực khô thì dùng để lắp bồn cầu, chậu rửa. Còn khu vực ướt được dùng để tắm.
- Nếu diện tích nhà vệ sinh không quá nhỏ, khoảng 4m² trở lên thì ngoài các thiết bị chính, gia chủ có thể lắp thêm bồn tiểu nam, hoặc bồn tắm nằm để tăng tiện ích sử dụng.
- Nếu diện tích nhà vệ sinh hạn chế, gia chủ nên ưu tiên ốp gạch màu sáng, tương tinh với màu của bản mệnh. Đồng thời sử dụng gương cũng là một mẹo giúp tạo cảm giác nhận đôi không gian. Đối với chậu rửa, gia chủ nên chọn kiểu dáng dài và hẹp, các thiết bị nên được gắn vào tường thay vì đặt dưới sàn.
- Với những nhà ống nhiều tầng, bố trí phòng vệ sinh lắp theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống, điện nước.
- Nhà vệ sinh nên được lắp thêm hệ thống thông gió, và mở cửa sổ quay về hướng mặt trời để đảm bảo sự thông thoáng, giúp nhà vệ sinh luôn được khô ráo.
Ngoài ra, gia chủ nên tham khảo thêm một số loại cây trồng trong nhà vệ sinh giúp hử độc, khử mùi hôi, hóa sát và hạn chế những nguồn năng lượng tiêu cực tỏa ra từ bồn cầu.
Một số lưu ý khi đặt nhà vệ sinh trong nhà ống:
Ngoài cách hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh ở trên, gia chủ cần lưu ý thêm một số nguyên tắc đặt nhà vệ sinh trong nhà.
Không đặt cửa nhà vệ sinh hướng ra cửa chính:
Hướng cửa chính được biết là hướng tọa lạc của ngôi nhà. Vậy nên, khi đặt nhà vệ sinh hướng ra cửa chính cũng chính là nhà vệ sinh trùng với hướng nhà, điều này phạm phải đại kỵ trong phong thủy.

Hậu quả có thể khiến các thành viên trong gia đình luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, công việc.
Không đặt nhà vệ sinh trên phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp:
Phòng khách được biết tới là nơi mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, là nơi đón nhận dương quang, hội tụ nhiều vượng khí nhất. Vậy nên, nếu đặt nhà vệ sinh trên phòng khách sẽ khiến nguồn năng lượng tích cực bị âm khí lấn át, đè nặng.
Phòng ngủ là nơi riêng tư và thư gian sau một ngày làm việc mệt mỏi để lấy lại tinh thần, nuôi dưỡng thể chất. Mà đặt nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ sẽ khiến chủ nhân phòng ngủ bên dưới sẽ tiếp nhận hết xú uế độc hại.
Còn phòng bếp, đây là nơi chế biến món ăn cho gia đình, quyết đinh trực tiếp tới sức khỏe của gia chủ. Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi tổng hợp của những gì bẩn thỉu, ẩm ướt, và nếu đặt gần nhau sẽ khiến thành viên trong gia đình dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Cách xử lý mùi hôi của cống rãnh
Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà:
Trung tâm ngôi nhà còn được biết là vị trí Trung Cung. Trung cung nhà thuộc Thổ, nhà vệ sinh thuộc Thủy, theo quy luật vận động ngũ hành thì Thổ và Thủy tương khắc với nhau, nên không tốt.

Mặt khác, vị trí trung tâm chính giữa ngôi nhà được ví như trái tim, mà khi trái tim bị ô nhiễm thì mệnh trạch cũng sẽ đứt đoạn.
Không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ:
Không những đặt nhà vệ sinh ở trên phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp mà trên hoặc cạnh phòng thờ cũng là vị trí đại kỵ. Bởi, phòng thờ là nơi linh thiêng, cần sự yên tĩnh, thanh tịnh tuyệt đối.
Nếu đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ sẽ làm nơi đó bị nhiễm bẩn, không tốt về mặt tâm linh cũng như phong thủy, vậy nên gia chủ cần lưu ý.
Không nên đặt ở hướng chính Nam:
Theo phương vị Bát Quái, hướng chính Nam là Li quái, thuộc mệnh Hỏa trong ngũ hành. Nên nếu bố trí nhà vệ sinh hướng chính Nam sẽ tạo khắc chế Hỏa địa, điều này thực sự không mang lại may mắn cho gia chủ, nhất là người mệnh Hỏa.
Không bố trí cửa nhà vệ sinh đối diện với phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp:
Điều cấm kỵ trong phong thủy chính là cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa ra vào, phòng thờ, phòng bếp, phòng ngủ. Bởi vì khi những nơi cần năng lượng tốt đối điện trực tiếp với nguồn năng lượng xấu sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Việc đặt phòng vệ sinh bên dưới hoặc bên cạnh các không gian giữ vị trí trọng yếu trong phong thủy này cũng vậy.
Trên đây là những thông tin về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu như quý khách còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng nhấc máy và gọi đến số HOTLINE : 098.71.03.712 để nhận tư vấn miễn phí 24/7.
Trả lời