Bạn đang phân vân không biết nên chọn loại cây gì trồng trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi khó chịu và cũng từ đó giúp phòng tắm có một không gian đẹp hơn. Bài viết dưới đây, Hút bể phốt khoán sẽ bật mí tới bạn 15 loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh lý tưởng nhất, xin mời quý khách cùng tham khảo!
Xem thêm: Nước ngầm là gì? những điều cần biết về nguồn nước ngầm
Công dụng của cây xanh trồng trong nhà vệ sinh:
Việc trồng cây xanh trong nhà vệ sinh, mang lại những công dụng thiết thực như sau:
Tác dụng khử mùi hôi:
Như chúng ta đã biết, nhà vệ sinh là một nơi ẩm ướt và rất dễ phát sinh những mùi hôi thối khó chịu, và nếu chúng ta không thường xuyên lau chùi thì vấn đề xuất hiện mùi hôi thối là điều không thể tránh khỏi.

Để khử mùi hôi thối phát ra từ nhà vệ sinh, bạn có thể trồng một vài loại cây có khả năng hấp thụ khí độc, thải ra không khí trong lành giúp không gian nhà vệ sinh được trong lành, thoáng mát hơn.
Tác dụng khử độc:
Cây xanh có khả năng khử độc tuyệt vời, nếu không trồng cây xanh trong nhà tắm, thì điều đó quả thật là một điều đáng tiếc. Một số loại cây xanh có tác dụng hấp thụ khí độc, sẽ giúp không khí nơi đây trở nên trong lành và an toàn hơn với sức khỏe của csac thành viên trong gia đình.
Công dụng trang trí:

Việc trông một cây xanh trong nhà vệ sinh nó còn mang tới giá trị thẩm mỹ, tô điểm cho không gian, giúp nơi đây trở nên tươi mới, sinh động và ấn tượng hơn, không còn là nỗi sợ hãi của nhiều người khi bước vào.
Mang ý nghĩa về mặt phong thủy:
Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều xú uế, nên nơi đây thường co âm khí khá nặng, tích tụ rất nhiều những nguồn năng lương tiêu cực. Vậy nên, việc trồng một số cây phong thủy trong nhà vệ sinh, sẽ cân bằng trường khí, điều hòa âm dương giúp gia chủ cải vận, thu hút những điềm lành.
Những loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh:
Khu vực nhà vệ sinh luôn là một nơi ẩm thấp, và thường xuyên thiếu ánh sáng. Vậy nên, việc trồng một cây xanh lọc không khí cho khu vực này luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả khử mùi, bạn cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh học, cơ chế sinh học, cơ chế sinh trưởng.
Và dưới đây là 15 loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh:
1. Cây Bã Trầu:
Cây bã trầu là là loại cây thuộc họ thân mềm, là và thân cây có màu xanh, hoa hình dạng cụm ngắn. Đặc tính của cây sinh trưởng tốt trong môi trường bóng râm, là loại cây ưa nước và có thể trồng thủy sinh.

Bên cạnh đó loài cây này có tác dụng hút khí độc, loại bỏ chất gây ung thư và nhiều chất bay hơi khác.
Hơn nữa, loại cây này cực kỳ dễ sống, chúng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ẩm ướt, thiếu sáng. Do đó, cây trầu bà rất thích hợp để trồng trong nhà vệ sinh.
2. Cây Lan Hồ Điệp:
Cây Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, thuộc họ hoa lớn nhất thế giới. Đây là loại cây phát triển nhiều trong các khu rừng nhiệt đới, hoa đẹp, có nhiều màu sắc, nên thường được mang về trồng trong các căn phòng.

Việc đặt một chậu Lan Hồ Điệp bên cạnh bồn rửa mặt sẽ khiến nhà tắm của quý khách có diện mạo mới, sẽ trở nên đẹp hơn, có sức hút rất nhiều. Không những thế Lan Hồ Điệp còn có chức năng làm sạch được Toluene và một số khí độc gây ô nhiễm khác, sản sinh ra nhiều oxy hơn vào ban đêm nên nó rất tốt cho sức khỏe của các thành viên trong nhà.
3. Cây Lưỡi Hổ:
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp hay vĩ hổ, có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata. Đây là loại cây thuộc họ Măng tây, Chiều cao khoảng 50 – 60cm. Cây có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn bề ngoài có vẻ nhọn nguy hiểm, nhưng thực tế thân câu rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào.

Điều đặc biệt, chúng tôi muốn nói đến là khả năng hấp thụ khí độc mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Về mặt giá trị phong thủy, cây Lưỡi Hổ là sự tượng trưng cho ý chí kiên cường và tinh thần hiên ngang, không chịu khuất phục trước khó khăn. Những chiếc lá như những con dao sắc nhọn còn khiến ma quỷ không dám bén mảng đến gần, rất thích hợp trong môi trường tích tụ nhiều âm khí như nhà vệ sinh.
4. Cây Nha Đam:
Cây Nha Đam hay còn biết tới với cái tên cây Lô Hội là một loại thực vật được sử dụng phổ biến ở nhiều nước vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có chứa nhiều thành phần có thể dùng để điều chế thuốc.

Ngoài ra, cây Nha Đam còn có chức năng giải phóng Oxy, vừa có tác dụng hút sạch các loại khí độc hại như Cabonic, Cacbondioxit, lưu huỳnh oxit, Andehyde formic, cùng khả năng điều hòa không khí, giảm tình trạng ẩm mốc và nguồn lây bệnh.
5. Cây Dây Nhện:
Cây Dây Nhện còn có tên gọi khác là Cỏ Lan Chi, lục thảo thưa với tên khoa học là Chlorophytum comosum. Đây là loài cây thân cỏ lâu năm thuộc họ măng tây có nguồn gốc từ châu Phi.

Theo nghiên cứu từ NASA thì Cây Dây Nhện là một trong những loại cây có khả năng tạo ra Oxy, cùng với khả năng thanh lọc không khí trong nhà, trong văn phòng, phòng ngủ mạnh mẽ. Nó hấp thụ các chất độc hại như carbon monoxide, formaldehyde và xylene,
Ngoài ra, lá Cỏ Lan Chi còn có thể hấp thu các bức xạ điện từ do các thiết bị điện từ phát ra, làm giảm tác động xấu đến với con người.
Trong phong thủy, Dây Nhện thể hiện sự khăng khít, dùng để cầu may mắn và bình an.
6. Cây Lan Như Ý:
Cây Lan Như Ý có khá nhiều tên gọi khác nhau như: lục cự nhân, thuận buồm xuôi gió, cây bạch môn, bạch hạc, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình. Tên khoa học của lan ý là Spathiphyllum wallisii. Lan ý có nguồn gốc ở các nước vùng Trung Mỹ, hiện nay được trồng rộng rãi ở nước ta.

Cây Lan Như Ý là loài cây sống tốt ở môi trường thiếu ánh sáng. Thích hợp trồng ở mọi không gian, cây đều có thể sinh trưởng tốt. Ưa trồng dưới bóng các cây lớn, trong bồn hoa, trồng thành khóm trước nhà, trước ban công…Nhiệt độ thích hợp khoảng 27°C-30°C.
Chi tiết bản báo cáo của NaSa về cây lan ý có khả năng làm sạch không khí có ghi các chất Xylene, Formaldehyde: Đây là những khí thải độc hại được thải ra từ xe gắn máy, các loại xe có gắn động cơ, chất thải của ngành nhựa, ngành đồ da, ngành sơn… cây lan ý có khả năng làm giảm các chất khí này trong không khí. Những ai còn phân vân không biết nên trồng cây gì trong nhà vệ sinh thì chẳng có lý do gì lại không chọn cây Lan Như Ý.
7. Cây Thường Xuân Leo:
Cây thường xuân leo được xem là “người hùng thầm lặng” giúp lọc khí cũng như diệt vi khuẩn có hại. Không những vậy, với đặc điểm thân leo nhìn rất đẹp mắt. Nó không chỉ tô điểm cho không gian nhà vệ sinh thêm đẹp mà còn khử mùi, diệt khuẩn tuyệt vời.

Đặc điểm của cây thường xuân là ưa bóng râm, thích môi trường có độ ẩm cao nên rất thích hợp để trồng trong khu vực nhà vệ sinh.
8. Cây Hoa Dành Dành:
Cây Hoa Dành Dành với đặc tính có mùi thơm dễ chịu, có khả năng chống ô nhiễm không khí rất hiệu quả, nên được rất hiều hộ gia đình chọn làm cây cảnh đặt trong nhà vệ sinh. Mặt khác, cây cảnh này ưa môi trường ẩm ướt nên rất thích hợp để trong nhà vệ sinh.

Chỉ cần đặt một chậu hoa Dành Dành ở cửa sổ nhà vệ sinh, gần bồn rửa mặt thì mùi khai, kèm theo mùi hôi thối sẽ nhanh chóng bị xua tan.
9. Cây Vạn Niên Thanh:
Cây Vạn Niên Thanh là loài cây thuộc thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây Vạn Niên Thanh đặc điểm điểm nổi với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh lá. La cây mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây.

Vạn Niên Thanh được rất nhiều người chọn bởi cây giúp lọc không khí và khử độc: đây không chỉ là một loại cây cảnh mà chúng được xem như là một cỗ máy lọc không khí an toàn, hiệu quả cao. Cây còn có khả năng hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,…
Theo một số nghiên cứu khoa hoc đã công nhận ra khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư.
10. Cây Ngũ Gia Bì:
Cây Ngũ Gia Bì có một số tên gọi quen thuộc khác như: thích gia bì, hay xuyên gia bì, với tên khoa học là Araliaceae. Tên gọi này bắt nguồn từ đặc điểm về hình dạng của nó, cây có tới 5 lá to mọc chụm lại với nhau.

Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Các nhà khoa học đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào và nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, khi chưa đặt chậu ngũ gia bì, mỗi lần mở cửa ra sẽ thấy nhiều muỗi vây quanh người, nay muỗi đã không còn xuất hiện theo từng đàn nữa.
11. Cây Dương Xỉ:
Cây Dương Xỉ là loại cây mọc khá nhiều trong tự nhiên, nhất là ở các khu vực khe suối, bồn cây trong thành phố, chính vì thế mà nhiều người chẳng còn xa lạ gì với loại cây này nữa.

Giống như một số loại cây như lưỡi hổ hay phú quý, cây dương xỉ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí. Các loại khí độc như asen, xylen,…hay các loại bức xạ điện từ từ các thiết bị máy tính đều có thể bị cây hấp thụ. Vì vậy để một chậu cây dương xỉ trong nhà vệ sinh là quá hợp lý.
12. Hoa Đỗ Quyên:
Cây Hoa Đỗ Quyên là một loài cây cảnh đẹp, quý phái nổi tiếng được ví như vẻ đẹp của Tây Thi. Cây Đỗ Quyên với muôn vàn màu sắc đẹp hấp dẫn khác nhau, với hơn 1000 loài đa dạng và phong phú.

Theo các nhà nghiên cứu, cây xanh có tác dụng hấp thụ các chất độc hại và làm bầu không khí trở nên trong lành hơn, trong đó không ngoại trừ loài cây này. Bạn hãy an tâm khi chọn chậu cây vừa đẹp lại có nhiều công dụng như vậy nhé.
Nhiều người cho rằng cây hoa đỗ quyên có công dụng chữa một số bệnh như: mề đay, rong kinh, rụng tóc… nhưng chúng ta phải cẩn trọng, nếu có ý định sử dụng làm thuốc chữa bệnh thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.
13. Cây ngải cứu:
Cây Ngải Cứu có tên khoa học là Artemisia absinthium, đây là loại cây cỏ có giá trị cao, có một mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe.

Loài cây này xuất hiện nhiều trong các món ăn, làm thuốc. Thế nhưng, ít ai biết lá của cây ngải cứu có tác dụng hút mùi khá tốt ở khoảng không gian gần. Vì vậy, nếu có ý định trồng thêm cây xanh trong nhà vệ sinh thì bạn đừng bỏ quên loài cây này nhé.
14. Cây Bạc Hà:
Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis, thuộc họ hoa môi. Cây sống khá lâu năm và là cây thân thảo. Trung bình cây bạc hà cao từ 60-80cm, mọc thẳng đứng hoặc hơi bò và có phân nhánh. Thân bạc hà hình vuông có màu xanh hoặc màu tím nhạt với nhiều lông ngắn.

Là loại cây ưa bóng râm không những thế mùi của cây bạc hà lại rất đậm nên có tác dụng làm khử mùi nhà vệ sinh hiệu quả.
Ngoài ra, một công dụng cây bạc hà khác là một loại cây đuổi muỗi rất tốt. Để sử dụng cây bạc hà đuổi muỗ, cihỉ cần trồng cây bạc hà trong nhà, ở ban công hoặc gần cửa sổ, nhà bạn sẽ không phải lo lắng có ruồi muỗi đến gần nữa. Tinh dầu bạc hà có chứa nhiều menthol nên cây bạc hà đuổi chuột và kiến gián cũng rất hiệu quả.
15. Cây Hoa Lan:

Cây hoa lan toát lên vẻ sang trọng là sự lựa chọn hàng đầu để trong khu vực phòng tắm – nhà vệ sinh hiện đại. Thêm nữa, loài cây này được xem là “anh hùng lọc khí”, giảm mùi hôi tuyệt vời.
Xem thêm: Cập nhật bảng giá nước sạch Hà Nội
Trả lời