Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài hạn hán, lũ lụt, triều cường, bão ngày càng mạnh… biến đổi khí hậu còn gây những hậu quả không ngờ như nguy cơ bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng hiệu năng của chính quyền…
Vậy biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của hutbephotkhoan.com nhé!
Xem thêm: Bể SBR là gì? cấu tạo và nguyên lý làm việc của bể SBR
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Khí hậu bị biến đổi có thể xuất hiện trong một vùng nhất định hoặc trên toàn Trái Đất.

Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu.
Biểu hiện của biến đối khí hậu:
Nhiệt độ hằng năm tăng:
Trong số những biểu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta có thể cảm nhận dễ dàng và rõ nhất đó chính là nhiệt độ tăng cao. Tính từ năm 1905 đến năm 2005 thì nhiệt độ trung bình của toàn cầu đã tăng 0,74 độ. Tốc độ tăng trưởng nhiệt độ của trong 50 năm gần đây đã tăng gần gấp đôi so với nhiệt độ cách đây 50 năm.
Nước biển dâng:
Do sự chênh lệch về nhiệt độ nên thực tế mực nước trung bình của các khu vực không giống nhau. Giữa các vị trí có thể có nơi cao hơn hoặc thấp hơn so với mực nước đại dương trung bình.

Trong vòng 100 năm qua, mực nước trung bình của đại dương đã tăng lên khoảng 20cm. Trong đó, khu vực phía Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương có tốc độ tăng nhanh nhất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp diện tích băng biển đến 2,7% trong vòng 1 thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp băng phủ ở Bắc Băng Dương cũng giảm 7 – 15%, giảm nhiều nhất vào mùa xuân hàng năm.
Lượng mưa tăng:
Hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa có sự thay đổi rõ rệt. Mưa không còn theo mùa như quy luật trước đây mà những năm gần đây thường xuyên xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa.
Hạn hán xuất hiện nhiều hơn:

Cùng với sự xuất hiện của những cơn mưa lớn thì biểu hiện của biến đổi khí hậu còn là xuất hiện những đợt hạn hán ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với tần suất ngày càng dày đặc.
Xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan:

Nói đến biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta cũng không thể không nhắc tới tình trạng xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan. Có thể kể đến những cơn lốc xoáy lớn, những cơn bão mạnh gia tăng cả về cường độ cũng như số lượng cơn bão hàng năm.
Nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu:
- Thay đổi ở đại dương: Đại dương là một bộ phận của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn như EL Nino, dao động Bắc Cực
- Thay đổi quỹ đạo: Những biến đổi về quỹ đạo Trái Đất sẽ gây ra sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên Trái Đất. Những thay đổi này thường rất nhỏ và được tính theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích. Thay đổi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
- Hiện tượng núi lửa: Khi phun trào đủ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khí hậu. Ví dụ sau vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 °C. Hay như sau vụ phun trào núi Tambora năm 1815 đã khiến khu vực này không có mùa hè trong một năm.
- Kiến tạo địa tầng: Trải qua hàng triệu năm, sự chuyển động của địa tầng đã khiến lục địa bị “tái sắp xếp”. Địa hình bề mặt dần hình thành trên các đại dương. Điều này có thể ảnh hưởng đến khí hậu các khu vực cũng như dòng tuần hoàn khí quyển và đại dương.
- Tác động của con người đến môi trường: Các tác động của con người cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Rất nhiều người đồng ý quan điểm: “Khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này phần lớn do con người tác động”.
Hậu quả của biến đổi khí hậu Toàn cầu:
Hệ sinh thái bị phá hủy:

Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Các vấn đề như không khí bị ô nhiễm, thiếu nước ngọt, nhiên liệu bị khan hiếm… không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn liên quan đến vấn đề sinh tồn.
Mất đa dạng sinh học:
Hậu quả biến đổi khí hậu không chỉ làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị thay đổi mà còn làm cho sự đa dạng sinh học trở nên bớt phong phú hơn.
Do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao nên làm cho một số loài động thực vật biến mất, thâm chí rơi vào tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.
Chiến tranh và xung đột:
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.

Cuộc xung đột Darfur là một xung đột điển hình do biến đổi khí hậu gây ra. Cuộc xung đột xảy ra do hạn hán kéo dài tại nơi đây. Suốt 20 năm, vùng này chỉ mưa rất nhỏ, thậm chí có năm còn không mưa. Điều này khiến nhiệt độ của vùng tăng cao và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Dịch bệnh thường xuyên xuất hiện nhiều hơn:
Muỗi, ve, chuột… có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ tăng, lũ lụt, hạn hán… Đây là những sinh vật có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hại đến sức khoẻ con người cũng như động vật.
Tổ chức WHO cũng từng thông báo rằng nhiều dịch bệnh đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Những vùng khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện những loại bệnh chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới.
Núi băng và sông băng tan chảy:

Những lãnh nguyên đã từng được phủ bởi lớp băng vĩnh cửu thì nay được thay thế bởi cây cối. Lấy một ví dụ là núi băng ở Hy Mã Lạp Sơn. Trước đây, những núi băng này chuyên cung cấp nước ngọt cho sông Hằng. Hiện nay, lượng nước này đã “co lại” khoảng 37m/năm.
Tác hại đối với nền kinh tế:
Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu. Do sự xuất hiện của những cơn bão lớn, những hiện tượng thời tiết thất thường, cực đoan nên mùa màng thất bát. Đó là còn chưa kể đến việc phải phát sinh chi phí để khắc phục những hậu quả của bão lũ, sạt lở đất, cung cấp nguồn lương thực, nguồn nước sạch cho cư dân chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu.
Những dịch bệnh lan rộng khắp nơi khiến cho nhiều nước phải bỏ ra một chi phí lớn để phòng chống gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam:
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động của biến đổi khí hậu. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn.

Tính dễ tổn thương của Việt Nam gia tăng do Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân cư cao cũng như các nhóm dân cư là người dân tộc thiểu số tại các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
Trả lời