Nhu cầu vệ sinh là việc cần thiết và vô cùng quan trọng trong mỗi con người. Bởi vậy việc thiết kế và xây dụng làm sao cho hệ thống cấp, xả nước cho nhà vệ sinh ở nhà của bạn cũng quan trọng không kém. Vậy để có cái nhìn đúng và đầy đủ nhất về cách lắp đường ống nước nhà vệ sinh đúng kỹ thuật không hề khó như bạn nghĩ. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sơ đồ đường nước nhà tắm chuẩn chỉnh đầy đủ nhất nhé !
Bản vẽ sơ đồ đường nước tắm là gì?
Bản vẽ sơ đồ đường ống nước trong nhà tắm hay nhà vệ sinh là bản vẽ dành riêng cho đường ống nước qua đó mà mô tả chi tiết nhất về cách bố trí đường ống, các thiết bị vệ sinh về kích thước, chủng loại, khoảng cách lắp đặt cũng như một số yếu tố liên quan.
Mục đích khi lập bản vẽ sơ đồ đường nước giúp bạn dễ dàng có thể hình dung được toàn bộ khối lượng, cách dẫn đường nước từ đó đảm bảo cho quá trình thi công và dễ dàng cho việc kiểm tra, sử lý sự cố sau này khi phát sinh.

Bản vẽ sơ đồ đường nước nhà tắm khi vấn thể hiện qua hình ảnh bản vẽ thiết kế sẽ nêu lên được các yếu tố như: Khối lượng vật tư cần thiết, sơ đồ mặt bằng đường ống cấp thoát nước, bố trí thiết bị vệ sinh …
Hệ thống đường nước nhà tắm tiêu chuẩn cho dân dụng
Cách đi đường nước nhà tắm trong một ngôi nhà dân dụng hiện nay khá mập mờ, có thể dẫn đến hệ quả về lâu về dài nếu như gia chủ không có chút kiến thức thông hiểu hay nắm bắt và thậm chí là thuê những dịch vụ lỏm, công ty thiết kế ma. Chắc chắn thật rắc rối khi phải xử lý những vấn đề về đường ống nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh trong gia đình khi có sự cố sau này.

Việc thiết kế đường nước trong nhà tắm cần được quan tâm và tính toán kỹ lưỡng. Đường nước này được ví như đường vào và đường ra liên quan trực tiếp đến mọi vấn đề sinh hoạt cần thiết tối thiểu trong mỗi gia đình. Việc lên sơ đồ điện nước nhà tắm là điều kiện tiên quyết cần làm để tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình thi công. Sẽ rất khó khăn để khắc phục những sai lầm khi ngôi nhà đã hoàn thiện mà gặp những trục trặc về điện nước trong gia đình.
Để có cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất trước khi thiết kế đường nước bạn nên hiểu hơn một chút về sơ đồ đường nước trước đã.
Hệ thống cung cấp và phân phối nước
- Hệ thống này là tập hợp các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước và từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng.
- Nguồn cấp nước có thể là nguồn nước được lấy từ máy của thành phố, ao, hồ, giếng khoan, …
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
Bao gồm các ống thoát nước và ống cống mà thu lượm nước thải ra từ các trang thiết bị, các khu vực dùng nước đến nơi xử lý nước: hệ thống thoát nước thành phố, bình chứa, bể chứa, …
Hệ thống thông khí:
Bao gồm các ống có tận cùng ở trên không trung, nơi cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống thoát nước.
Trang thiết bị và máy móc sử dụng nước:
- Bồn rửa mặt, rửa bát, bồn tắm, bệt (bồn cầu), máy giặt, máy rửa bát, bình nước nóng, vòi sen, …
- Tất cả các trang thiết bị đều cần phải được thông khí và được trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải và đảm bảo ngăn được mùi khí từ hệ thống nước thải thoát ra.
Đường ống cấp thoát nước tiêu chuẩn cho nhà tắm
Kích thước tiêu chuẩn cho các loại đường ống nước
Đường ống | Kích thước |
Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng | Φ>78mm |
Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45 độ | Φ>38m |
Ống cấp nước có đường kính | Φ>20 mm |
Ống thoát nước chính | Φ>102mm |
Ống thoát bồn vệ sinh | Φ>78 mm |
Các ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt | Φ>38 mm |
Ống thông khí: Đường ống nối với một hệ thống thoát nước phải đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước | Φ>38mm |
Những đường ống khác | Φ>38mm |
Sơ đồ ống nước nhà vệ sinh
Các đường ống cấp thoát nước thường có 2 loại: Nằm ngang và nằm dọc, nhiệm vụ của nó là cấp nước đến cho từng thiết bị trong nhà vệ sinh như valabo, bồn cầu, nhà tắm và hệ thống sinh hoạt trong nhà
Đối với hệ thống ống nước nằm ngang nó sẻ được kết với với ống dọc bằng co lơ có kích thước tương ứng
Đường ống thoát nước thì ngược lại, mọi nước thải, chất bẩn đến từ bồn rửa chén bát, valabo, bồn cầu sẻ được dẫn hết về ống thoát ngang dưới sàn nhà vệ sinh, từ đó chuyển thẳng ra hệ thống ống thoát chính
Một số lưu ý trước khi thiết kế đường nước nhà tắm
Tinh gọn lại đường ống nước nhất có thể
- Đường ống cấp thoát càng ngắn càng tốt.
- Tránh tình trạng ống thoát có quá nhiều đoạn gấp khuỷu, gây ảnh hưởng đến quá trình cấp thoát nước.
- Thường xuyên vệ sinh, thông ống cấp thoát vì các chất thải có thể đóng cặn gây tắc ống.
- Đường ống thoát phải có ống khí để thoát áp lực nước, nếu không sẽ gây vỡ ống nước do áp lực mạnh.
Lắp đặt đường ống nước xuống bể phốt đúng yêu cầu
- Không để ống thải bị ngập trong bể phốt, nếu không sẽ gây tình trạng chêch lệch áp suất khiến nước không thoát được.
- Ống thải xuống bể phốt phải cao hơn mặt nước ít nhất 200mm để đảm bảo hệ thống xả hoạt động tốt nhất.
Xem thêm bài viết khác: Thiết kế bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà chuẩn
Sử dụng cút nối đạt tiêu chuẩn, đảm bảo phù hợp
Nên sử dụng nhất loại nút cối chữ Y để đảm bảo được áp lực nước khi xả bởi khi sử dụng nút cối chữ T, chữ X vì sẽ khiến cho dòng nước bị chia đôi, gây ảnh hưởng đến quá trình xả.

Bẫy nước không được thông khí
Lắp đặt bẫy nước một cách hợp lý cũng là một điều vô cùng quan trọng, bẫy nước có tác dụng ngăn khí độc và mùi hôi thối gây khó chịu cho gia chủ. Nếu như bạn không lắp đặt đúng theo hướng dẫn hay trong sơ đồ cách đi đường nước nhà tắm chuẩn thì bẫy nước sẽ bị hút hết nước và phản tác dụng.

Yêu cầu về lắp đường ống thoát ngang
Tình trạng chất thải trào ngược hay bị tắc ống cũng rất đáng quan ngại khi sử dụng đường ống thoát ngang. Nên chú ý tới độ nghiêng khi lắp đặt, độ dốc lý tưởng cho đường ống là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống, cho phép nước thoát và có thể mang theo chất rắn cũng như vét sạch thành ống.

Lắp đặt cửa thăm đúng cách
Cứ mỗi đoạn ống nước dài 30m cần bố trí cửa thăm. Vị trí cửa thăm nên đặt tại: đường ống chính tòa nhà thoát ra ngoài, đường ống đứng gặp đường ống ngang, đường ống chuyển hướng… Cửa thăm nên được lắp đặt đúng vị trí và đúng theo hướng dẫn trong cách lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh để có đủ không gian để chúng ta làm việc (30-45cm).

Độ dốc ống sẽ tạo áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng
Nếu nhà có sử dụng bình nước nóng thì nên lắp đặt kỹ thiết bị bảo vệ. Lắp đặt van xả an toàn là điều vô cùng cần thiết, vì nếu nước quá nóng mà không được xả thì sẽ gây ra tình trạng nổ bình. Nên lắp đặt van xả tự động để giúp ta nhanh chóng nhận biết nhiệt độ trong bình và áp suất đã cài đặt. Nếu không thể tự lắp đặt, bạn có thể liên hệ đến đơn vị có uy tín, chất lượng để lắp đặt.
Tham khảo thêm bài viết khác: Hướng dẫn toàn tập bản vẽ điện nhà cấp 4 đơn giản đúng kỹ thuật

Một số sơ đồ thiết kế đường nước nhà tắm
Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà tắm, nhà vệ sinh, điều đầu tiên bạn nghĩ tới sẽ là làm sao để có được một sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước cho toàn bộ ngôi nhà. Bởi lẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước đều có sự liên quan đến nhau từ đó giúp cho ta có cái nhìn sơ lược được về đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và đường ống nước thải, vị trí đồng hồ điện, máy bơm nước.
Khi đã có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước cũng như bản vẽ kiến trúc mặt bằng của ngôi nhà thì chính là lúc bạn sẽ bắt đầu thực hiện những ý tưởng thiết kế cấp thoát nước đó cho chính ngôi nhà của mình. Việc bố trí vị trí đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước, các đường ống thoát nước thải,bố trí các đường ống nước nóng và lạnh trên mặt bằng tiết kiệm nhất thoát nước sẽ giúp cho bạn có thể tiết kiệm không gian nhất; thoải mái cùng tiện lợi rất nhiều. Bên cạnh đó là các vị trí đặt đồng hồ nước, máy bơm nước, hay bể tự hoại sao cho hợp lý nhất để đảm bảo quá trình bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng nhất.







Thông tin liên hệ
Trả lời