Ô nhiễm nguồn nước là gì? nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? biện pháp nào khắc phục hiệu quả vấn đề ô nhiễm nguồn nước?. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời chi tiết và chính xác nhất nhé!
Khái niệm ô nhiễm nguồn nước là gì?
Ô nhiễm nguồn nước là khái niệm chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm nước mặt đất và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, bị thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu. Trong nước bị nhiễm các chất độc hại phổ biến như: Phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ các nhà máy hóa chất, từ chế biến thực phẩm, …gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người và hệ sinh vật.

Ô nhiễm môi nguồn nước có tên gọi tiếng Anh là Water Pollution.
Biểu hiện của nguồn nước bị ô nhiễm:

- Nước xuất hiện mùi tanh, có màu khác biệt như màu vàng, nâu đỏ sau khi để ngoài không khí.
- Nước có mùi hôi nồng nặc, khó chịu như mùi thuốc tẩy là nước bị nhiễm Clo.
- Nước bị nhiễm phenol khiến người dùng khó thởi, buồn nôn
- Nước nhiễm H2S sẽ có mùi hôi thum thủm như mùi trứng thối.
- Luộc thịt chín nhưng vẫn xuất hiện màu đỏ như chưa chín, do nước nhiễm Amoni
- Mặt nước xuất hiện váng trắng, nấu thức ăn khó chín, tạo nhiều mảng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
- Xuất hiện nhiều cặn đen bám vào thành bình, bể chứa…
Trên đây là những dấu hiệu xuất hiện phổ biến, thực tế còn rất nhiều biểu hiện cho thấy nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước:
Về nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước do 2 yếu tố chính là: yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo(do con người). Cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân từ tự nhiên:
Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên đến từ những việc như: Mưa, lũ lụt, gió bão, băng tan,…Các hoạt động sống của mọi sinh vật, kể cả xác chết.
Cụ thể, khi cây cối và sih vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ, một phần chất đó sẽ ngấm vào lòng đất và mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm.

Mưa lớn, lũ lụt là nguyên nhân phổ biến nhất, bởi khi mưa lũ chúng sẽ khuấy động những chất bẩn ở trong hệ thống cống rãnh, … Đồng thời nó cũng mang theo nhiều chất thải độc hại trở lại môi trường.
Các hiện tượng như băng tan khiến nước biển dâng, xâm nhập mạnh thường xuyên khiến nguồn cung câp nước bị nhiễm mặn. Thu hẹp tài nguyên đất cũng như con người thiếu nước ngọt để phục vụ sinh hoạt và đời sống.
Tuy có nhiều nguyên nhân từ yếu tố tự nhiên, nhưng thực tế không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm tự nhiên cũng không phải tác nhân gây suy thoái chất lượng nước.
2. Nguyên nhân từ con người:
Con người chính là nguyên nhân chính khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Từ ý thức của con người:
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm. Sự thiếu ý thức nghiêm trọng và sự thờ ở của con người. Đặc biệt là thói suy nghĩ cho rằng những việc của mình là quá nhỏ bé, không đủ khả năng tác động làm hại môi trường nước.
Thế nhưng, thực tế cho thấy hằng ngày con người sử dụng một lượng lớn nguồn nước sinh hoạt, và đồng nghĩa với đó là họ thả ra ngoài môi trường hàng triệu lít nước mà không qua xử lý.
Bên cạnh đó, sự phát triển của dân số ngày càng tăng nhanh kéo theo lượng nước thải ngày càng nhiều theo cấp số nhân.
Ô nhiễm nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp:
Người nông dân hiện nay có thói quan sử dụng quá nhiều chất bảo quản thực vật. Các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… sau khi sử dụng chúng sẽ ngấm dần vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước.

Ngoài ra, các thức ăn chăn nuôi, nước tiểu của gia súc cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nước từ nhiện.
Ô nhiễm nước do các khu công nghiệp:
Đây là vấn đề nghiệm trọng hàng. Bởi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu phục vụ con người ngày được nâng cao. Tuy nhiên, kéo theo đó là những hệ lụy tới môi trường.

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều chất hóa học gây ô nhiễm môi trường nước như là: Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr,… chúng sẽ hòa toan trong nước, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Hậu quả của nguồn nước bị nhiễm bẩn:
Hậu quả đối với con người:
Nguồn nước bị ô nhiễm đối với con người là trực tiếp ảnh hướng đến phương diện sức khỏe. Bởi sau khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn sẽ tăng nguy cơ mắc các căn bệnh về da, dịch tả, thương hàn, bại liệt,..

Khi nguồn nước nhiễm kim loại năng, hóa chất độc hại sẽ khiến người dùng bị ngộ độc và gặp phải những căn bệnh hiểm nghèo như Ung thư, đột biến gen dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, việc ô nhiễm nguồn nước còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của người dân. Do nước nhiễm bẩn và nhiễm độc tố sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, năng suất trồng thủy hải sản.
Hậu quả đến sinh vật sinh sống dưới nước:
Lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khi thải ra còn tồn đọng nhiều hóa chất độc hại sẽ làm mội trường sống của sinh vật dưới nước bị thay đổi thoe chiều hướng tồi tệ hơn.
Các hệ sinh vật dưới nước như Tôm, Cá, cây thủy sinh bị chậm phát triển. Khi mức ô nhiễm vượt qáu giới hạn, chúng sẽ không thích nghi được sẽ khiến chúng bị chết. Con người ăn phải những sinh vật nhiễm độc kéo theo sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước:
Để khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm, cần áp dụng một số biện pháp như sáu:
Xử lý nước thải đúng cách:
Xử lý nước thải đúng cách là biện phá làm giảm mức độ nguồn nước hiệu quả nhất, cần phải có một quy tình làm sạch với kỹ thuật tiên tiến. Một số nước đã phát triển các nhà máy chuyển xử lý nước thải loại bỏ mầm bệnh.

Bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.
Bể tự hoại trong gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.
Thực hành và phát triển ngành nông nghiệp xanh:
Người nông dân cần có ý thức sản xuất và xây dựng các kế hoạch quản lý các chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa từ đó làm giảm khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm từ Phốt Phát và Nitrat.
Hạn chế các tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như kiểm soát dịch hại sinh học để kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.
Xử lý các nước thải từ công nghiệp:

Tất cả các ngành sản xuất nên đảm bảo có một cơ sở xử lý được thiết kế tốt, có thể ngăn chặn nguồn ô nhiễm ra ngoài môi trường. Như làm mát, xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại của chất thải.
Tuyên truyền về các chiến dịch giáo dục:
Có rất nhiều cách để giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước.
- Cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng quy định.
- Phân loại nguồn rác thải
- Hạn chế sử dụng cách chất tẩy rửa
- Nghiêm khắc xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về môi trường xã hội.
Tổ chức nhiều hơn các sự kiện về bảo vệ môi trường với các loại rác tái chế, phế liệu bỏ đi. Sáng tạo nhiều hơn những slogan hay để bảo vệ môi trường.
Trả lời