Chất thải nguy hại gồm những gì?
Chất thải nguy hại gồm những gì ? Tại Việt Nam, chất thải nguy hại được phân ra thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào tính chất nguy hại cũng như nguồn dòng thải chính.
Theo đó, nếu dựa vào tính chất nguy hại thì chất thải nguy hại bao gồm những chất thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.
Vậy nếu căn cứ vào nhóm nguồn hay dòng thải chính thì chất thải nguy hại bao gồm những gì? Đó là:
→ Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
→ Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.
→ Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.
→ Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
→ Chất thải từ các quá trình luyện kim.
→ Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng.
→ Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.
→ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín, mực in.
→ Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy.
→ Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
→ Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm)
→ Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp.
→ Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)
→ Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
→ Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
→ Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
→ Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.
→ Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
→ Và các loại chất thải khác.
Hy vọng với những thông tin trên, công ty Môi trường Xanh VN có thể giúp các bạn giải đáp đầy đủ về thắc mắc chất thải nguy hại bao gồm những gì? Nếu các bạn còn quan tâm bất kỳ vấn đề gì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Phân loại chất thải nguy hại?
Đa số các hoạt động sàn xuất công nghiệp đều phát sinh ra những chất thải nguy hại. Dựa vào đặc tính của chúng mà người ta có thể phân chia nhóm chất thải này thành nhiều nhóm nhỏ hơn.
1. Tính cháy
Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24%
Chất thải lỏng ( hoặc không là chất lỏng) có tính dễ cháy khi ma sát, hấp phụ chất lỏng hoặc tự biến đổi hoá học.
Là khí nén
Là chất oxy hóa
2. Tính ăn mòn
Là chất lỏng có PH <= 2 hay >= 12.5
Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550C (1300F).
3. Tính phản ứng
Thường không ổn định
Phản ứng mãnh liệt với nước và có khả năng nổ khi tiếp xúc với nước
Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.
Chất nổ bị cấm theo định luật.
4. Đặc tính độc: chứa nồng độ chất độc vượt quá mức quy định dựa trên bảng “Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ)”.
Việc phân loại chất thải nguy hại giúp đơn giản hoá quá trình xử lí chất nguy hại. Từ đó việc quản lí nguồn thải này và bảo vệ môi trường cũng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
Sản phẩm của nền công nghiệp đem lại những lợi ích trong cuộc sống hiện đại. Các dược phẩm mang lại sức khoẻ, các trang thiết bị gia dụng tiết kiệm sức lao động. Ô tô, tàu thuỷ, sơn, chất tẩy rửa, sợ tổng hợp, bao bì, nhựa tổng hợp, máy tính cá nhân … một danh sách vô tận của các hàng hoá hữu ích được sản xuất ra.

Nhưng song song với mặt tốt của hàng hoá là mặt trái của nó. Sản xuất công nghiệp phát sinh hàng trăm triệu tấn chất thải mỗi năm. Các chất thải này chứa các phụ phẩm hoá học, các yếu tố có tính nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường vì chúng có độc tính, độc hại sinh thái, dễ cháy nổ, ăn mòn hoặc gây nhiễm trùng. Chúng được phát tán từ ống khói, ống xả, hay được vứt bỏ ra các bãi rác hoặc chứa trong thùng phi rò rỉ, từ rác thải hạt nhân, rò rỉ phóng xạ. Đôi khi chất thải được vận chuyển trái phép tới một nơi khác, đưa các mối nguy hiểm đáng sợ tới các cộng đồng vốn không biết gì về chúng.
Xem thêm: Giới Thiệu và cấu tạo bể aerotank

Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Nói về nguồn gốc phát sinh chất nguy hại thì có thể thấy rằng, hầu hết mọi hoạt động của con người dù trong đời sống sinh hoạt hay bất kể ngành nghề, lĩnh vực nào cũng đều tạo ra chúng. Tuy nhiên, về mức độ thải ra của từng ngành là khác nhau và chúng cũng có sự khác biệt giữa các địa phương do điều kiện kinh tế và phát triển không giống nhau.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại chất thải trong một số lĩnh vực cơ bản ngay sau đây.
Chất thải nguy hại trong y tế
Các chất thải nguy hại trong y tế hàng năm thải ra 21.000 tấn hàng năm. Đây là một con số không hề nhỏ. Trong khi đó, các chất thải y tế chứa các thành phần độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường.
Có thể kể đến một số chất thải nguy hại y tế được phát sinh từ một số hoạt động như từ việc chăm sóc y tế, hóa trị liệu, chất phóng xạ,…. Những kim tiêm, vỏ thuốc, các thành phần thuốc độc hại, thuốc quá hạn sử dụng,…. Tất cả những chất thải y tế này đều chứa tiềm ẩn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
Chất thải nguy hại trong sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh tiếp theo mà chúng tôi muốn thông tin tới các bạn cũng là nguồn gốc mà bạn sẽ thấy vô cùng gần gũi và quen thuộc. Đó chính là các chất thải nguy hại trong sinh hoạt.
Có thể nêu ra một số chất thải rắn sinh hoạt vẫn thường được chúng ta thải ra hàng ngày như acqui, pin hỏng, đèn huỳnh quang, mực in, thuốc diệt trừ côn trùng, sơn, chất kết dính,…..

rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ mọi hoạt động của con người. Đặc biệt, những chất thải rắn sinh hoạt nếu không được quản lý và xử lý một cách cẩn thận thì sẽ gây nên những hậu quả như gây mất thẩm mỹ, gây hư hỏng các công trình, chật chội không gian, ô nhiễm môi trường,…
Các loại chất thải nguy hại sinh hoạt bao gồm đa dạng chủng loại từ chất thải hữu cơ cho tới chất thải rắn sinh hoạt, từ chất thải mang độc tính nhẹ cho tới chất thải có độc tính mạnh, từ chất thải không lây nhiễm cho tới chất thải lây nhiễm,…..
Chất thải nguy hại trong công nghiệp
Hiện nay, chất thải nguy hại trong công nghiệp được coi là nguồn gốc chính gây phát sinh nên các loại chất thải nguy hại.
Trong ngành này, những loại chất thải như các loại kim loại nặng Cr, Ni, các loại chất thải hóa học nguy hại như dung dịch axit,…. hàng năm thải ra một số lượng lớn. Thậm chí lên tới 130.000 tấn/ năm.

Chát thải công nghiêp
Trong ngành khoáng sản, các chất thải công nghiệp có thể kể đến như quặng sắt, quặng sulfua, bùn, chất thải chứa dầu,…. Ngành cơ khí thì tạo ra các chất thải nguy hại trong công nghiệp chứa amiang, xăng dầu, nhớt, sáp, mỡ thải, chất thải hữu cơ chứa halogen,… Còn đối với ngành công nghiệp điện thì đó là những thiết bị có chứa amiang, CFC, PCB, HFC,…
Như vậy, có thể thấy các loại chất thải nguy hại trong công nghiệp là vô cùng đa dạng và chúng được xuất phát từ hầu hết mọi ngành công nghiệp từ công nghiệp nhẹ cho tới công nghiệp nặng.
Chất thải nguy hại trong nông nghiệp
Chất thải nguy hại trong nông nghiệp được phân chia thành
- Chất thải chăn nuôi
- Chất thải trồng trọt

Trong đó bao gồm cả những chất thải hữu cơ, chất thải lây nhiễm và chất thải rắn nông nghiệp.
Các chất thải chăn nuôi bao gồm kim tiêm, vỏ chai thuốc,…. những vật dụng chứa dược phẩm gây độc tố dùng để phòng trừ các loại bệnh, dịch bệnh khi gia súc gia cầm mắc phải.
Hoạt động trồng trọt của người dân cũng không tránh khỏi việc phát sinh ra những chất thải độc hại như bao bì thuốc trừ sâu, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, các chất độc hại trong thuốc trừ sâu bệnh, thuốc hết hạn sử dụng,….
Bên cạnh những nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại được nêu ở trên thì những chất thải xây dựng như gạch, xi măng, bê tông, sơn,…. cũng là một trong yếu tố tạo nên sự dư thừa ngày càng lớn của chất thải nguy hại.
Như vậy, có thể thấy rằng các loại chất thải nguy hại xuất phát từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau, chúng được hình thành từ mọi hoạt động sinh hoạt và các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của con người.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý của bể Anoxic
Trả lời